Qua 2 phiên xét xử, các cấp tòa đều bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Chí Thành đề nghị tuyên hủy quyết định thu hồi đất tại Khu đô thị số 6 thuộc KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc của UBND tỉnh Quảng Nam, thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục khiếu kiện.
Như Kinh tế nông thôn đã phản ánh trong bài "Bị thu hồi đất vì vi phạm, Công ty TNHH Chí Thành khởi kiện chính quyền: Tiền lệ xấu và bài học quản lý đất đai tại Quảng Nam", ngày 31/8/2007, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2750/QĐ-UBND chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư số 06, thuộc Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc từ Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Quảng Nam sang cho Công ty TNHH Chí Thành.
Sau đó, UBND tỉnh thu hồi, giao 566.000m2 đất cho Công ty Chí Thành để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu đô thị số 06, Đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc, huyện Điện Bàn (nay là UBND thị xã Điện Bàn).
Tuy nhiên, kể từ khi được giao đất, Công ty TNHH Chí Thành đã có nhiều vi phạm về đất đai dẫn đến việc ngày 17/11/2016, UBND tỉnh Quảng Nam phải ban hành Quyết định số 4081/QĐ-UBND thu hồi 224.526,24m2 đất tại Khu đô thị số 6 đã được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Chí Thành do công ty này chưa thực hiện việc đầu tư xây dựng và đưa diện tích đất trên vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Cho rằng Quyết định nêu trên của UBND tỉnh Quảng Nam là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Công ty TNHH Chí Thành đã có đơn khởi kiện UBND tỉnh Quảng Nam gửi Tòa án.
Tuy nhiên ở cả 2 cấp tòa là TAND tỉnh Quảng Nam và TAND cấp cao tại Đà Nẵng đều bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Chí Thành.
Sau bản án của cấp phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng, bà Lê Anh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Chí Thành tiếp tục khiếu kiện theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với vụ việc.
Ngoài ra, đại diện Công ty Chí Thành cũng có đơn thư gửi tới Tỉnh ủy Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam đề nghị dừng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những Block nằm trong dự án Khu đô thị Đất Quảng Riverside do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam thuộc Tập đoàn Đất Quảng làm chủ đầu tư tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.
Trao đổi về vụ việc, luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đây là trường hợp liên quan đến bên thứ 3 ngay tình khi tỉnh Quảng Nam thu hồi đất từ nhà đầu tư cũ để giao cho nhà đầu tư mới triển khai, thực hiện dự án. Thực tế, đây là hai quan hệ pháp luật, hai sư việc độc lập. Không thể lấy danh nghĩa bảo vệ quyền lợi của mình mà xâm phạm đến lợi ích của chủ thể khác.
Trong khi đó ở vụ việc này, qua 2 phiên xét xử, TAND tỉnh Quảng Nam và TAND cấp cao tại Đà Nẵng đều bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Chí Thành. Rõ ràng đây là câu chuyện giữa Công ty TNHH Chí Thành và UBND tỉnh Quảng Nam. Do vậy tỉnh Quảng Nam cũng cần có phương án xử lý thích hợp để tránh gây ra thiệt hại cho chủ đầu tư mới mà cụ thể ở đây là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam.
Cũng theo luật sư Trương Anh Tú: Văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong trường hợp trả lời Công ty Chí Thành chỉ là văn bản thường nhật, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định để đối chiếu xem có chứng cứ nào mới làm thay đổi bản chất vụ việc, để làm căn cư theo trình tự giám đốc thẩm.
Pháp luật quy định bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, chưa bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm thì các đương sự có tên trong bản án phải có nghĩa vụ thực hiện hoặc có quyền thụ hưởng từ quyết định có trong bản án đó.
“Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm thời theo Điều 68, Luật Tố tụng hành chính. Cho nên UBND tỉnh Quảng Nam vẫn nên tiếp tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng theo đúng trình tự của pháp luật quy định, để không gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan”, Luật sư Trương Anh Tú phân tích.
Không chỉ Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam, trên cả nước cũng có rất nhiều vụ việc chủ đầu tư mới vướng vào vụ việc “lùm xùm” liên quan đến các khiếu kiện của chủ đầu tư cũ làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư mới và tiến độ dự án đang được triển khai.
Phải chăng đây là phương thức làm ảnh hưởng đến uy tín của một số vị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tiến hành Đại hội Đảng các cấp tại địa phương hay cản trở doanh nghiệp khác kinh doanh để mặc cả và đòi quyền lợi? Nếu nghi vấn trên là sự thật cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm để tránh gây thiệt hại cho nhà đầu tư mới của dự án cũng như bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.