Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2021 | 9:19

Cao Bằng: Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần gây ô nhiễm môi trường

Nhiều năm qua, người dân xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng bị ruồi nhặng từ Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần ngày, đêm “bủa vây”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần nằm trên địa bàn xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng do Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng quản lý vận hành.
 
Anh Hứa Văn Mạnh, xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng cho biết, từ khi Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần đi vào hoạt động, cứ khi nào thời tiết ấm dần lên là xuất hiện ruồi nhặng khắp nhà, do nhà tôi chỉ cách bãi rác khoảng 300m, nên vào mùa hè nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất khó chịu, nhưng không chỉ có vậy mà còn rất nhiều ruồi nhặng bâu đầy. 
 
29.jpg
Gia đình anh Hứa Văn Mạnh, xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng thường xuyên phải “sống chung với ruồi”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt.
“Tôi không nghĩ cuộc sống gia đình mình lại phải “sống chung với ruồi” như vậy, ngày đêm chúng bay khắp nhà, thậm chí khách đến nhà chơi cũng không dám ngồi lâu bởi ruồi nhặng bâu đầy người. Hiện, gia đình tôi đang chịu cảnh “ăn với ruồi, ngủ với ruồi”, tôi rất lo cho sức khỏe của gia đình, đặc biệt là 2 cháu nhỏ trong nhà. Mong sao các cấp chính quyền sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng này để bà con đỡ khổ”, anh Hứa Văn Mạnh nói.
 
Không chỉ có anh Mạnh phản ánh, mà ông Hứa Ngọc Vấn, xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng cũng cho biết, năm 2016 là thời điểm “kinh hoàng” nhất đối với người dân nơi đây. Tôi nhớ, có lần đang đi đường nói chuyện ruồi nhặng còn bay cả vào mồm, thật là đáng sợ.
 
Những năm gần đây, cứ vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 là xuất hiện tình trạng ruồi nhặng phát sinh nhiều nhất. Vào thời điểm đó, nhà tôi thường xuyên phải mắc màn để ăn cơm không là ruồi nhặng bâu đầy mâm cơm.
 
“Từ khi Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần đi vào hoạt động và xuất hiện hiện tượng ruồi nhặng “bùa vây” quanh nhà, chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền. Song, tình trạng ruồi nhặng này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Chúng tôi đành phải “sống chung với lũ” thôi”, ông Hứa Ngọc Vấn chia sẻ.
 
15.jpg
Ruồi nhặng bâu đầy làm ảnh hưởng cuộc sống của người dân nơi đây.
 
Trước sự ảnh hưởng của Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bà con nơi đây, trao đổi với phóng viên, ông Đàm Việt Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng cho biết, năm 2013, Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần bắt đầu đi vào hoạt động trên địa bàn xã. Hàng năm, UBND xã Chu Trinh thường xuyên nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ruồi nhặng từ bãi rác. Hiện, quanh khu vực bãi rác có khoảng 15 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó, 10 hộ là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, UBND xã cũng đã tiến hành kiểm tra, nắm tình hình của các hộ dân. Do không có thẩm quyền xử lý nên UBND xã đã báo cáo sự việc này lên UBND Thành phố Cao Bằng để xin ý kiến chỉ đạo.
 
Bà Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cao Bằng cho biết, trước hiện tượng ruồi nhặng bùng phát từ Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần, ngày 8/3, UBND Thành phố Cao Bằng đã thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của bãi rác và các biện pháp bảo vệ môi trường tại khu vực Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần thuộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Môi trường Cao Bằng quản lý vận hành. Tại thời điểm kiểm tra, hiện tượng ruồi nhặng phát sinh vẫn có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
 
“Để kịp thời khắc phục, xử lý dứt điểm tình trạng ruồi nhặng tại Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần, UBND Thành phố Cao Bằng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và đơn vị được giao quản lý bãi rác khẩn trương tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình và xác định rõ nguyên nhân để có các biện pháp xử lý dứt điểm hiện tượng ruồi nhặng bùng phát tại Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần như hiện nay, đảm bảo cuộc sống người dân được ổn định, không bị ô nhiễm môi trường”, bà Nguyễn Thị Huệ Chi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cao Bằng cho biết thêm.
 
Trong lúc chính quyền Thành phố Cao Bằng đang có văn bản đề nghị UBND tỉnh, chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, thì người dân xóm 5, xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng vẫn đang phải “sống chung với ruồi”, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
 
Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng cần vào cuộc kiểm tra, đánh giá lại hoạt động, công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải tại Bãi rác Khuổi Kép - Nà Lần; làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ruồi nhặng bùng phát để có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này, giúp người dân xã Chu Trinh ổn định cuộc sống.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy - Quốc Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top