Cao Bằng: Có hay không trang trại xây dựng trên đất rừng phòng hộ!?
Bạn đọc phản ánh, tại xóm Khuổi Pàng (xóm Khuổi Tèn cũ), thuộc thị trấn Xuân Hoà (Hà Quảng - Cao Bằng), những năm qua có hộ gia đình đã phá nhiều hecta rừng phòng hộ đầu nguồn để xây dựng trang trại mà không thấy cơ quan chức năng xử lý.
San gạt, cải tạo đất rừng phòng hộ!?
Để xác minh thông tin phản ánh, ngày 23/3/2021, có mặt tại khu trang trại của hộ gia đình xây dựng ở khu rừng xóm Khuổi Pàng (Khuổi Tèn cũ), chúng tôi ghi nhận khoảng 3ha đất rừng đã được san gạt, cải tạo. Trên diện tích này đã xây dựng cổng ra vào gắn cửa sắt có tường xây 2 bên cổng, con đường từ cổng vào đến căn nhà xây cấp 4 kiên cố và khu chuồng trại có chiều dài khoảng 80m được đổ bê tông. Khu diện tích đất trên đỉnh đồi được san gạt, cải tạo thành hình ruộng bậc thang để trồng các loại cây ăn quả.
Một người dân (xin được giấu tên) thường xuyên lấy củi ở khu rừng này cho biết, trước đây khu rừng này là rừng tự nhiên, cây mọc dày đặc, đã được giao cho các hộ dân khoang nuôi, bảo vệ. Đến năm 2018, chủ trang trại này đã thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các hộ gia đình là chủ rừng để khai phá, cải tạo làm trang trại, trồng cây ăn quả.
Theo tài liệu chúng tôi nắm được, gia đình chị Nông Thị Hồng Loan, xóm Khuổi Pàng (Khuổi Tèn cũ), thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) là hộ đã san gạt, cải tạo và xây dựng tại khu đất rừng phòng hộ.
Cụ thể, ngày 16/8/2018, chị Nông Thị Hồng Loan đã đứng tên làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với 11 hộ gia đình trú tại tổ dân phố Xuân Lộc (Nà Ngần cũ), thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng (Cao Bằng). Sau khi mua lại của các hộ dân có đất tại xóm Khuổi Pàng (Khuổi Tèn cũ), thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi cụ thể là đất rừng phòng hộ, mục đích sử dụng lâu dài. Đến năm 2019, gia đình chị Nông Thị Hồng Loan thuê máy xúc để san gạt, cải tạo đất rừng phòng hộ để xây dựng nhà kiên cố, chuồng trại và mở các đường đồng mức với tổng diện tích đất rừng san gạt, cải tạo 2,96 ha. Hiện, gia đình chị Nông Thị Hồng Loan đã xây dựng một số công trình như: cổng ra vào có bờ tường xây 2 bên cổng, đường bê tông dẫn vào, căn nhà cấp 4 được xây kiên cố, khu chuồng trại chăn nuôi và cải tạo đất thành hình bậc thang để trồng các loại cây như: mắc ca, bưởi và một số cây ăn quả khác.
Được biết, mãi đến ngày 17/9/2020, gia đình chị Nông Thị Hồng Loan mới làm đơn đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021 đối với các thửa 428, 429, 412, 418, 437 thuộc tờ bản đồ lâm nghiệp số 1, để chuyển đổi 15,19ha từ đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa chuyển đổi được mục đích sử dụng đất.
Các cơ quan chức năng huyện Hà Quảng nói gì?
Để thông tin được khách quan và chính xác, chúng tôi trực tiếp làm việc với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện Hà Quảng.
Ông Lã Hoài Bắc, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Hòa, cho biết, sau khi được luân chuyển nhiệm vụ tại thị trấn Xuân Hoà từ tháng 2/2020, được các đồng chí chuyển giao báo cáo thì UBND thị trấn Xuân Hòa cũng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng đi kiểm tra hiện trạng khu đất. Tuy nhiên, việc tự thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng đất rừng giữa các hộ dân với nhau thì UBND thị trấn Xuân Hòa cũng không nắm được bởi họ không hề thông qua UBND thị trấn. Đến khi người dân tiến hành san gạt, cải tạo thì mới phát hiện. Trách nhiệm của chính quyền địa phương là khi người dân làm sẽ đến tìm hiểu, nhắc nhở và báo cáo với huyện và các cơ quan chuyên môn.
Trao đổi với phóng viên, ông Triệu Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, cho biết, việc gia đình chị Nông Thị Hồng Loan tiến hành san gạt, cải tạo và xây dựng trang trại trên đất rừng phòng hộ, năm 2019 UBND huyện đã nắm được. Đã chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm, UBND thị trấn Xuân Hòa kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất rừng mà gia đình chị Nông Thị Hồng Loan san gạt, cải tạo xây dựng làm trang trại; đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động tại khu vực này. Cơ quan Kiểm lâm và UBND thị trấn Xuân Hòa cũng đã chỉ ra những sai phạm của hộ gia đình chị Nông Thị Hồng Loan. Cụ thể, gia đình chị Nông Thị Hồng Loan sử dụng diện tích đất rừng chưa đúng mục đích, trong trường hợp muốn khai thác, muốn chuyển đổi thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tuy nhiên, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, chị Loan đã tiến hành khai thác, cải tạo, xây dựng là sai với quy định của pháp luật.
“Trên cơ sở quy định của pháp luật và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình chị Nông Thị Hồng Loan và các hộ khác, huyện Hà Quảng cũng đã tổng hợp trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Cao Bằng có cơ sở trình HĐND tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất của năm nay”, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng Triệu Đình Dũng cho biết thêm.
Ông Nông Trung Trực, Trưởng phòng TN&MT huyện Hà Quảng (Cao Bằng) cho hay, đến thời điểm này, Phòng TN&MT huyện vẫn chưa nhận được thông tin báo cáo của UBND thị trấn Xuân Hòa và cơ quan Kiểm lâm là rừng bị phá.
Còn ông Đàm Văn Thực, công chức Phòng TN&MT huyện Hà Quảng cho biết, ngày 15/11/2018, Phòng TN&MT huyện, UBND thị trấn Xuân Hòa, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Hà Quảng và hộ gia đình Lãnh Văn Bao đã tiến hành kiểm tra thực địa, khi đó vẫn còn nguyên trạng là đất rừng phòng hộ, gia đình chỉ là phát ranh giới. Sau khi các cơ quan chuyên môn kiểm tra, căn cứ vào bản đồ và ngoài thực địa thì nhận thấy có sự chênh lệch sai về ranh giới và chủ sử dụng đất. Năm 2020, Phòng TN&MT huyện đã tham mưu cho UBND huyện Hà Quảng ban hành các quyết định về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất 412, 439, 423, tờ bản đồ lâm nghiệp thị trấn Xuân Hòa số 1, mục đích sử dụng đất là đất rừng phòng hộ, do cấp không đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 106, Luật Đất đai năm 2013.
Ông Đàm Văn Thực khẳng định: “Hộ gia đình chị Nông Thị Hồng Loan đã san gạt, cải tạo và xây dựng trang trại trên rừng phòng hộ, chưa chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định thì đã thực hiện việc cải tạo, khai thác rừng. Trước khi việc này diễn ra, vị trí khu vực đó là rừng phòng hộ gỗ tự nhiên, cây cối mọc dày đặc”.
Tại khu đất rừng gia đình chị Nông Thị Hồng Loan san gạt, cải tạo và xây dựng trang trại, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hà Quảng Trần Huy Tân khẳng định, đây là vị trí rừng sản xuất. Và ông Tân lý giải: “Khoảng năm 2004 – 2006, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thì khu rừng này là đất rừng phòng hộ. Nhưng ngày 31/3/2015, UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định số 415/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng, đã điều chỉnh thành rừng sản xuất. Nhưng hiện nay trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân vẫn ghi rõ là đất rừng phòng hộ”.
Vậy “Có hay không việc gia đình chị Nông Thị Hồng Loan đã san gạt, cải tạo và xây dựng trang trại trái phép trên đất rừng phòng hộ?”; “Nếu đúng trang trại xây dựng trên diện tích đất rừng phòng hộ thì trách nhiệm đó thuộc về ai?”... Đó là những câu hỏi đang được dư luận quan tâm chỉ có thể được trả lời từ các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng...
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.