Cấp phép xử lý chất thải cho Công ty Việt Thảo không đúng quy hoạch?
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty CP Môi trường Việt Thảo (Công ty Việt Thảo) không nằm trong quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Thanh Hóa.
Liên quan tới vụ việc nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân, các tài liệu của phóng viên có được cho thấy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo không nằm trong quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
Vị trí đặt nhà máy không đúng quy hoạch
Cơ sở xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo (địa chỉ khu B, khu công nghiệp Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 26221000039 ngày 16/9/2009 cho dự án Nhà máy sản xuất dầu mỡ bôi trơn.
Năm 2011, theo đề nghị từ phía doanh nghiệp về việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại, ngày 10/5/2011, Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi đến UBND tỉnh Thanh Hóa tham khảo ý kiến việc cấp phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại cho công ty.
Không lâu sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn gửi Tổng cục môi trường với nội dung: “Thống nhất chủ trương cho Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp Việt Thảo được hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Nhà máy Sản xuất dầu mỡ bôi trơn (địa chỉ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đề nghị Tổng cục Môi trường nghiên cứu, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hành nghề cho Công ty theo quy định của pháp luật”. Văn bản do ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký.
Ngày 11/7/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho doanh nghiệp này mã số QLCTNH 1-5-5.040.VX với 4 nhóm chất thải nguy hại: chất thải xử lý bằng hệ thống tái chế dầu thải; chất thải sơ chế bằng hệ thống phá dỡ ắc quy; chất thải sơ chế bằng hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang; chất thải sơ chế bằng hệ thống súc rửa thùng phuy; công suất xử lý 5.430.000kg/năm.
Năm 2015, công ty này được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư, mở rộng nhà máy sản xuất dầu mỡ bôi trơn và được cấp lại giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại với 5 nhóm chất thải nguy hại. Công suất xử lý các loại chất thải nguy hại là 5.080.000 kg/năm.
Tuy nhiên, các tài liệu của phóng viên có được cho thấy, doanh nghiệp này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại khi chưa đủ điều kiện. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại không thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, khoản 4, Điều 10, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về quản lý chất thải nguy hại, nêu rõ: “Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc được UBND tỉnh chấp thuận về địa điểm bằng văn bản”.
Mặt khác, Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/2/2009 về phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8/9/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ rõ, địa điểm quy hoạch khu liên hiệp xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn chứ không phải phường Bắc Sơn - nơi đặt cơ sở xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo.
Từ các căn cứ trên cho thấy, việc Công ty Việt Thảo đặt địa điểm xử lý chất thải nguy hại tại phường Bắc Sơn và việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại là không phù hợp với quy hoạch mà UBND tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8/9/2016.
Mặt khác, việc công ty xử lý chất thải nguy hại cũng không đúng với mục tiêu đầu tư dự án đã được Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư số 26221000039 ngày 16/9/2009 (Giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dầu mỡ bôi trơn).
“Con voi chui lọt lỗ kim”
Việc Công ty Việt Thảo đặt nhà máy xử lý chất thải nguy hại (không đúng quy hoạch đã được duyệt) khiến nhiều hộ dân và cán bộ thị xã Bỉm Sơn rơi vào cảnh mất ăn mất ngủ.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân sinh sống tại khu phố 5, phường Bắc Sơn, nhiều năm nay họ đang phải “căng mình” hứng chịu mùi hôi nồng nặc phát ra từ nhà máy sản xuất dầu, mỡ bôi trơn và xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo.
Trong một văn bản báo cáo của UBND thị xã Bỉm Sơn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tháng 10/2018, UBND thị xã Bỉm Sơn khẳng định, việc doanh nghiệp Việt Thảo xử lý chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống dân cư quanh khu vực này. Từ thực tế trên, cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu công ty tạm dừng hoạt động xử lý chất thải nguy hại do thu gom và vận chuyển từ bên ngoài, để có cơ sở xem xét sự phù hợp quy định của pháp luật đối với hoạt động của dự án. Tuy nhiên, đề nghị trên đã không được phía Công ty Việt Thảo đồng ý.
Ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban quản lý kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cũng tỏ ra khá bất ngờ trước việc cơ quan có thẩm quyền cấp phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo khi dự án không nằm trong quy hoạch xử lý phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Bị đặt vào tình thế "tiến thoái lưỡng nam", Ban quản lý kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã kiến nghị phương án giải quyết, trong đó có việc, nếu UBND tỉnh không xem xét chấp thuận cho Công ty Việt Thảo tiếp tục xử lý chất thải nguy hại do không phù hợp với quy hoạch, kính đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét việc cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho công ty.
Tuy nhiên, trong khi UBND tỉnh Thanh Hoá đang giao cho các đơn vị có liên quan báo cáo tình hình hoạt động và xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo, trong đó đề xuất việc xử lý giấy phép xử lý chất thải nguy hại mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp cho doanh nghiệp này, thì ngày 19/10/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho doanh nghiệp có thời hạn đến năm 2021. Giấy phép do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ký.
Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau khi Công ty Việt Thảo được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, ngày 22/10/2018, UBND thị xã Bỉm Sơn đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường chấm dứt hiệu lực giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Việt Thảo.
Lãnh đạo UBND thị xã Bỉm Sơn cũng khẳng định, việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo tại phường Bắc Sơn là không phù hợp với quy hoạch; đồng thời đề nghị chấm dứt hiệu lực giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho đơn vị này.
"Vị trí nhà máy của Công ty Việt Thảo gần khu dân cư, vì vậy, khi xử lý chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư khu vực phường Bắc Sơn và phường Ba Đình. Do vậy, UBND thị xã Bỉm Sơn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, có ý kiến đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chấm dứt hiệu lực giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã cấp cho Công ty Việt Thảo tại phường Bắc Sơn", văn bản báo cáo của thị xã Bỉm Sơn gửi cơ quan có thẩm quyền cho hay.
Tuy vậy, những kiến nghị và trăn trở của nhiều hộ dân và cán bộ thị xã Bỉm Sơn về việc xử lý tình trạng trên vẫn chưa nhận được hồi đáp của cơ quan có trách nhiệm.
Câu hỏi đặt ra: Vì sao Công ty Việt Thảo không đủ điều kiện được cấp phép xử lý chất thải nguy hại nhưng vẫn được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chấp thuận về mặt chủ trương (năm 2011), Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép? Việc thẩm định hồ sơ cấp phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty Việt Thảo được thực hiện thế nào? Liệu có lợi ích nhóm trong việc cấp phép cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại không nằm trong quy hoạch?
Tại sao đến nay cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi giấy phép đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại không có trong quy hoạch? Việc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho cập nhật hiện trạng cơ sở xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo vào kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh có phải hợp thức hóa cho vi phạm trước đó của doanh nghiệp này? Cơ quan có thẩm quyền ưu ái doanh nghiệp mà bỏ quên quyền lợi của người dân?
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.