Tại buổi làm việc giữa các cơ quan, đại diện Sở LĐTBXH Hà Tĩnh cho biết, mọi chế độ khi số LĐHĐ nghỉ việc đã giải quyết đầy đủ và không có chuyện đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài…Thế nhưng, sự thật lại không như lời tuyên bố…?!
Loạt bài “Vì sao Sở LĐTBXH Hà Tĩnh bị tố mắc nhiều khuyết điểm?” được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế nông thôn trong tháng 4/2021 khiến độc giả hết lòng quan tâm, mong muốn chờ đợi hồi kết có hậu khi các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc để giải quyết quyền lợi cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu chi sai ngân sách Nhà nước cũng như sẽ thanh, kiểm tra xử lý những cá nhân bị tố cáo sử dụng bằng cấp, chứng chỉ không đúng quy định nhằm hợp thức hóa hồ sơ trong tuyển dụng viên chức năm 2020 tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Trung tâm), đơn vị trực thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh.
Thế nhưng, không hiểu vì sao cho đến nay, sau hơn một tháng Tạp chí Kinh tế nông thôn phản ánh, kết quả giải quyết vụ việc vẫn chưa có? Trước sự mong mỏi của bạn đọc, trong quá trình chờ đợi, Tạp chí Kinh tế nông thôn tiếp tục nhận được đơn kiến nghị và đơn tố cáo của bà Chu Thị Thái và ông Nguyễn Đình Diệu là 2 lao động bị chấm dứt HĐLĐ tại Trung tâm và cũng là 2 cá nhân liên tiếp có đơn khiếu nại và tố cáo trong thời gian qua. Để rộng đường dư luận, Ban Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn tiếp tục chỉ đạo làm việc với 2 cá nhân trên để thông tin đến bạn đọc.
Tại Văn phòng Đại diện Bắc Trung Bộ, bà Thái và ông Diệu khẳng định: “Nội dung đơn thư khiếu nại và tố cáo chúng tôi gửi đến Tạp chí Kinh tế nông thôn ngày 6/5/2021 là đúng và không chỉ gửi đến Tạp chí Kinh tế nông thôn, cùng thời gian trên chúng tôi cũng đã gửi đơn khiếu nại và tố cáo có nội dung tương tự đến các lãnh đạo và các cấp liên quan trong tỉnh như Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Nội chính, UBKT Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở LĐTBXH, Công đoàn tỉnh Hà Tĩnh…, cũng nhân đây chúng tôi khẳng định đến nay chúng tôi chưa hề nhận được đồng nào liên quan đến việc giải quyết chế độ chính sách cho việc chấm dứt HĐLĐ mà bên Sở LĐTBXH và Trung tâm chi trả”.
Nghe câu chuyện trình bày và đọc nội dung đơn của ông Diệu, bà Thái chúng tôi giật mình nhớ lại câu chuyện tại buổi làm việc xung quanh nội dung Tạp chí Kinh tế nông thôn phản ánh qua loạt bài: “Vì sao Sở LĐTBXH Hà Tĩnh bị tố mắc nhiều khuyết điểm?” được tổ chức chiều ngày 28/4/2021, tại Sở Thông tin và Truyền thông gồm các thành phần liên quan như đại diện Công an tỉnh, đại diện Tạp chí Kinh tế nông thôn, Sở LĐTBXH tỉnh (gồm 2 Phó giám đốc Sở, Thanh tra Sở, Văn phòng Sở và đại diện các phòng, ban liên quan, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm… trực thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh).
Tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thu Hà – Chánh Văn phòng Sở LĐTBH Hà Tĩnh khẳng định: “Việc giải quyết khiếu nại đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định và không có hiện tượng các cá nhân nêu trên gửi đơn thư khiếu nại kéo dài, còn đối với chế độ của ông Diệu, bà Thái đã được thanh toán đầy đủ sau khi Trung tâm chấm dứt HĐLĐ…”.
Ý kiến của bà Võ Thị Linh Nhâm – Phó Trưởng phòng Lao động việc làm cũng cho rằng: “Việc chi trả các chế độ cho các lao động đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật và đã được Trung tâm thanh toán đầy đủ, có hồ sơ lưu”.
Còn ông Dương Hải Triều – Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm mạnh miệng tuyên bố: “Các chế độ sau khi chấm dứt HĐLĐ với các cá nhân Trung tâm đã thanh toán đầy đủ như tiền lương số ngày làm việc tháng 1/2021, tiền trực tháng 12/2020 và có lưu hồ sơ, trong đó có ông Nguyễn Đình Diệu và bà Chu Thị Thái….”.
Bên cạnh đó, cũng tại buổi làm việc, khi được chất vấn việc ký HĐLĐ với những cá nhân trên đúng hay sai? Và việc có dấu hiệu chi sai ngân sách Nhà nước ai sẽ chịu trách nhiệm? Điều bất ngờ so với những gì trước đó trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Sỹ - nguyên Giám đốc Trung tâm đã đúng ra nhận trách nhiệm là ông đã làm sai tất cả và ông sẽ chịu trách nhiệm (?!).
Như vậy, câu chuyện “Vì sao Sở LĐTBXH Hà Tĩnh bị tố mắc nhiều khuyết điểm?” chưa có hồi kết. Cho dù các ý kiến của các vị đại diện thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh dám mạnh miệng tuyên bố rằng mọi chế độ khi số LĐHĐ ở Trung tâm sau khi nghỉ việc đã giải quyết đầy đủ và không có chuyện đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài… là những phát ngôn chưa đúng sự thật, mà đây chỉ là sự bao biện nhằm lấp liếm mà thôi…?!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.