Sản xuất ngô lai đang giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn.
Trạm Khuyến nông các huyện trong tỉnh Đắk Lắk đã hướng dẫn bà con nông dân chọn các giống ngô lai trồng trên những vùng đất thích hợp, hướng dẫn việc gieo trồng đúng lịch thời vụ và sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh để chăm bón. Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp đã hướng dẫn bà con dân tộc kỹ thuật chăm bón, thâm canh hợp lý đối với cây ngô lai để tăng năng suất cây trồng. Sau vụ thu hoạch, bà con nông dân đã sử dụng máy bóc tách ngô hạt, nên đã tăng năng suất lao động và giảm được việc làm thủ công nặng nhọc.
Tình hình hiện nay ở địa phương, giá các loại sản phẩm cà phê, hồ tiêu, cao su giảm quá thấp, việc phát triển cây ngô lai đang là cứu cánh đối với người nông dân ở Đắk Lắk. Thời gian qua, nhờ sản xuất nhiều ngô lai, ngoài có sản phẩm bán cho các đại lý thu mua nông sản, các hộ nông dân có sản phẩm làm thức ăn nuôi lợn, bò, chăn nuôi gia cầm tạo nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhiều hộ dân phát triển nhiều ngô lại, mở mang trang trại chăn nuôi đã có thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân ở huyện Ea Kar, Krông Pắk, Krông Năng, Cư M'gar, Ea H'leo trồng nhiều ngô lại phát triển cây ngô lai có thu nhập khá, có điều kiện làm nhà mới khang trang, mua sắm các loại đồ dùng đắt tiền phục vụ sinh hoạt.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.