Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 | 15:1

Cây thanh long trên đất Cao Phong

Từ một hộ, sau hơn 6 năm có gần 20 hộ đồng bào dân tộc Dao ở xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) trồng cây thanh long ruột đỏ với diện tích gần 10ha.

t8p.jpg
Vợ chồng ông Triệu Hữu Vy đang chăm sóc vườn cây thanh long của gia đình.

 

Cây thanh long bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân nơi đây.

Đến thăm vườn thanh long hơn 2.000 trụ của ông Triệu Hữu Vy, người đầu tiên đem giống thanh long ruột đỏ về trồng ở xóm Cao Phong, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ về ông. Nhờ thanh long, từ người phải phiêu bạt khắp nơi để làm thuê, nay ông đã có kinh tế khá giả ngay trên đất quê hương.

Chia sẻ về cơ duyên với cây thanh long, ông Vy cho biết: Năm 2015, tôi được một người bạn cùng làm thuê quê ở tỉnh Thái Bình giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ và hiệu quả kinh tế mà nó đem lại. Tôi quyết định về Thái Bình mua 2.000 hom giống với giá 18.000 đồng/hom về trồng được 500 trụ (mỗi trụ 4 hom). Thanh long ruột đỏ rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương nên sinh trưởng và phát triển nhanh. Sau 2 năm trồng cây bắt đầu bói quả, quả to và ngọt, trung bình mỗi trụ thu được từ 2-3 kg/ lứa .

Ngay vụ đầu tiên, ông Vy không những thu lại được vốn đầu tư ban đầu mà còn dư ra được hơn 20 triệu đồng. Thấy nguồn lợi từ cây thanh long đem lại, những năm tiếp theo ông đã tự nhân giống và cải tạo hơn 1ha đất trồng táo và ba kích kém hiệu quả sang trồng thanh long. Đến nay, ông có gần 2.000 trụ thanh long ruột đỏ trên diện tích 1,5ha. Năm 2020, ông thu được trên 35 tấn quả, trừ chi phí, thu lãi gần 350 triệu đồng.

Thấy ông Vy trồng cây thanh long ruột đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân xóm Cao Phong đã đến học hỏi và mua giống về trồng. Đến nay, cả xóm có gần 20 hộ trồng, trong đó có 10 hộ trồng từ 200 trụ trở lên, còn lại trồng dưới 100 trụ. Điển hình là gia đình chị Đặng Thị Phượng. Năm 2017, chị mua 2.400 hom giống của gia đình ông Vy  về trồng trên diện tích đất nền nhà cũ bỏ hoang. Sau gần 5 năm, gia đình chị đã có 1.000 trụ thanh long, trong đó có 600 trụ đã cho thu hoạch được 3 năm nay. Chị Phượng chia sẻ: Hiện nay đầu ra cho thanh long rất thuận lợi, sau khi thu hoạch, tôi vận chuyển lên cho các đầu mối trên địa bàn T.P Thái Nguyên. Trung bình 1 kg thanh long bán được với giá 17.000 đồng. Năm vừa qua gia đình tôi thu được 80 triệu đồng từ thanh long.

Theo ông Triệu Văn Đồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Tiến, mặc dù cây thanh long ruột đỏ đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao tại xóm Cao Phong, nhưng đây vẫn là mô hình tự phát. Chính quyền địa phương và người trồng thanh long đang triển khai thành lập hợp tác xã về thanh long, nhằm tạo thương hiệu cho sản phẩm, cũng như có được đầu ra ổn định. Qua đó sẽ nhân rộng ra trên địa bàn các xóm khác, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình và góp phần giảm nghèo bền vững.

 

 

Vũ Công
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top