Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 8 năm 2021 | 10:59

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19

Ngoài điều trị bằng thuốc, người mắc Covid-19 cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng, giảm nhẹ triệu chứng, tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế  về  hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong điều trị người bệnh Covid-19, người bệnh hoặc người có tình trạng viêm nhiễm khác đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, đạm (cơ), làm cho người bệnh dễ bị
thiếu hụt dinh dưỡng, diễn tiến suy dinh dưỡng nặng nếu không được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp trong thời gian nằm viện.
 
Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị Vì vậy, cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh viêm đường hô hấp cấp là thiết yếu, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng liên quan suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
14-hinh-bai-chot-1626437907549766621279.jpg
Nhân viên Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) chuẩn bị suất ăn cho bệnh nhân. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
 
Do đó, cần đưa ra các hướng dẫn thực hành dinh dưỡng trong điều trị người bệnh Covid-19 từ mức độ nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ), tiến triển nặng (viêm phổi nặng, điều trị hồi sức tích cực như thở máy, suy hô hấp cấp tiến triển…) có hoặc không có bệnh lý kèm (tim mạch, đái tháo đường…).

Theo đó, đối với trường hợp bệnh nhân viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng: Trái cây, nước ép trái cây, sinh tố phù hợp, để tăng cường miễn dịch hoặc dạng lỏng với năng lượng, đạm cao, đầy đủ vi chất, phù hợp bệnh lý cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng lúc nhập viện để nâng cao thể trạng và miễn dịch.
 
Trường hợp viêm phổi nặng, ưu tiên chế độ dinh dưỡng từ thức ăn lỏng (cháo, súp…) hoặc xay nhuyễn (như dùng qua ống thông) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc dinh dưỡng ống thông): Thức uống dinh dưỡng (1ml= 1 đến 1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, lipid có bổ sung axit béo omega 3 và 9, đầy đủ vi chất), phù hợp bệnh lý cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng lúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện để ngăn ngừa suy dinh dưỡngtrong bệnh viện.
 
Trường hợp bệnh nhân hồi sức tích cực (thở máy, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển…), phần lớn người bệnh ăn chế độ dinh dưỡng dạng lỏng (1ml= 1 đến 1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, lipid có bổ sung axit béo omega 3 và 9, đầy đủ vi chất), phù hợp bệnh lý. Người bệnh có kém dung nạp tiêu hóa: Chế độ dinh dưỡng dạng lỏng (1ml= 1-1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từđạm, đạm peptide/đạm thủy phân, lipid có bổ sung triglyceride chuỗi trung bình-MCT, axit béo omega 3, 9 đầy đủ vi chất). Tránh dùng chế độ dinh dưỡng có chất béo chứa hoàn toàn axit béo omega 6.
 
Người bệnh Covid-19 có bệnh lý kèm bao gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim), chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng, trong đó axit béo bão hòa<1/3 tổng số lipid, chất xơ 20-25g/ngày, natri ≤2000mg (có trong khẩu phần dinh dưỡng trong ngày) ở bệnh nhân suy tim (theo hướng dẫn chế độ ăn của Bộ Y tế năm 2006).  Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc dinh dưỡng ống thông): Thức uống dinh dưỡng (1ml= 1-1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, ít cholesterol và axit béo bão hòa, hàm lượng natri thấp, đầy đủ vi chất) cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, Suy dinh dưỡnglúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở người bệnh lớn tuổi có suy tim mạn để ngăn ngừa Suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
 
Chế độ dinh dưỡng cho bênh nhân đái tháo đường hoặc tăng đường huyết áp: Chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng, trong đó glucid chiếm từ 50-60% tổng năng lượng (theo hướng dẫn chế độ ăn của Bộ Y tế năm 2006).  Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc dinh dưỡng ống thông): Chọn thức uống dinh dưỡng dành người bệnh đái tháo đường có chỉ số đường huyết thấp (Glycemic Index-GI), đầy đủ vi chất cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng lúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở người bệnh lớn tuổi, nhằm ngăn ngừa suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
 
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng, trong đó 15-20% tổng năng lượng từprotid, 30-40% năng lượng từ lipid, đầy đủ vi chất dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc dinh dưỡng ống thông): Thức uống dinh dưỡng (1ml= 1-1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, 30-40%, năng lượng từ lipid, chứa xơ, đầy đủ vi chất) cho người bệnh có nguy cơ Suy dinh dưỡng, Suy dinh dưỡng lúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở người bệnh lớn tuổi, nhằm ngăn ngừa Suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
 
Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mạn chế độ dinh dưỡng từthức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng, trong đó protid từ 1,3-1,5g/kg/ngày, lên đến 1,7g/kg/ngày nếu có tổn thương thận cấp và lọc máu liên tục (như CRRTContinuous Renal Replacement Therapy); hoặc từ 0,6-<1,0g/kg/ngày ở người bệnh có tổn thương thận nhưng không lọc máu
 
Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc dinh dưỡng ống thông): Thức uống dinh dưỡng (1ml= 1-1,5kcal, hàm lượng đạm tùy thuộc vào mức độ suy thận, có hay không có điều trị thay thế thận, hàm lượng natri, kali, phospho thấp, đầy đủ vi chất) cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng lúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở người bệnh lớn tuổi, nhằm ngăn ngừa Suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
 
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Mỹ Châu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Phụ sản MêKông, cho biết, bệnh nhân mắc Covid-19 hiện có nhiều dạng từ nhẹ (có thể tự ăn uống được) đến nặng (phải thở máy và ăn uống qua ống thông dạ dày). 
 
Chuẩn dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc Covid-19 chủ yếu là nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch. Đối với bệnh nhân có thể tự ăn uống được thì khẩu phần ăn sẽ chú trọng những thực phẩm giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể (các loại vitamin C, kẽm, chất đạm).

Riêng với những bệnh nhân mắc bệnh nền thì phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nền đó. Với những người bị rối loạn chuyển hóa mắc bệnh đái tháo đường sẽ phải giảm các chất bột đường hoặc giảm muối đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp. "Trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh nền thì phải dựa vào chỉ số BMI kèm theo những xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chế độ ăn cụ thể phù hợp" - BS Mỹ Châu cho biết.

Một số trường hợp mắc Covid-19 sẽ có triệu chứng mất khứu giác, vị giác, do đó, với các bệnh nhân này, cần phải động viên thêm về tâm lý. Phải giải thích cho người bệnh hiểu đây cũng chỉ là một triệu chứng không quá nguy hiểm, không cần quá lo lắng. Triệu chứng mất khứu giác và vị giác chỉ là tạm thời nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm cho người bệnh ăn uống kém, mất ngon.

"Không nên chỉ vì những triệu chứng này mà từ chối bữa ăn vì như vậy sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho những hoạt động của cơ thể. Động viên người bệnh không được bỏ bữa, cố gắng ăn, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chuẩn bị món ăn có màu sắc đa dạng giúp tăng cường cảm giác hấp dẫn, muốn ăn, bổ sung chất cay vào món ăn để tăng cảm giác của vị giác, khuyến khích người bệnh ăn những món ăn mà mình yêu thích", BS Mỹ Châu tư vấn. 

"Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM, cho biết người mắc Covid-19 cần uống nhiều nước, tốt nhất nên uống nhiều lần trong ngày để giữ ẩm cho cổ họng. Tăng cường dùng thêm thuốc nâng cao sức đề kháng, vitamin.

 

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top