Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 9 năm 2021 | 16:24

Chờ đợi trong bất an!

Các vụ nổ mìn tại mỏ đá vôi của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (mỏ đá vôi Phong Xuân) khiến hàng chục hộ dân sống gần đó bị ảnh hưởng. Họ cảm thấy bất an, lo lắng và mong muốn có hướng xử lý phù hợp để ổn định cuộc sống.

Cuộc sống đảo lộn, nhiều bất an

Vừa qua, Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của nhiều hộ dân sống tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) về việc các vụ nổ mìn khai thác đá tại mỏ đá vôi Phong Xuân đang khiến cuộc sống của họ đang bị đảo lộn, bất an.

Cụ thể, các hộ gia đình anh Lê Viết Đời, ông Lê Viết Tài, anh Đặng Công Quyết, bà Nguyễn Thị Hà, anh Hồ Văn Luy cùng trú tại thôn Cổ Xuân Quảng Lộc, xã Phong Xuân cho biết, kể từ khi mỏ đá vôi Phong Xuân đi vào hoạt động, cuộc sống của họ bị đảo lộn rất nhiều.

Người dân thôn Cổ Xuân Quảng Lộc, xã Phong Xuân phản ánh với PV về vụ việc.
Người dân thôn Cổ Xuân Quảng Lộc, xã Phong Xuân phản ánh về vụ việc.

 

Trong đó, anh Lê Viết Đời kể rằng, thường ngày cứ khoảng 11h trưa thì mỏ đá này tiến hành nổ mìn khai thác đá. Khi ấy, anh Đời và những hộ dân xung quanh (nhà anh Đời cách khu vực đê bao mỏ đá khoảng 300m – anh Đời ước đoán) lại phải hứng chịu những tiếng nổ vang trời.

Bà Nguyễn Thị Hà cho hay: “Mỗi lần họ nổ mìn để phá đá là chén bát, ly dĩa để trên bàn bị rung lên bần bật khiến tôi và người thân trong nhà vô cùng lo lắng. Đặc biệt, con nhà tôi mới sinh cháu nhỏ được hơn 1 tháng càng khiến sinh hoạt gia đình đảo lộn mệt mỏi”.

Ông Lê Viết Tài khẳng định, các hộ dân này đều sinh sống yên ổn ở đây hàng chục năm qua nhưng kể từ khi mỏ đá vôi Phong Xuân đi vào hoạt động thì hàng loạt hiện tượng như: rạn nứt nhà cửa, sụt lún đất đai, bụi bặm, tiếng ồn… xuất hiện “tra tấn”.

Những người dân sống gần mỏ đá vôi Phong Xuân cho rằng khi mỏ đá này đi vào hoạt động các vết nứt thường xuyên xuất hiện trên tường nhà của họ.
Người dân sống gần mỏ đá vôi Phong Xuân cho rằng, từ khi mỏ đá này đi vào hoạt động, các vết nứt thường xuyên xuất hiện trên tường nhà của họ.

 

Dẫn chứng cho điều này, các hộ dân chỉ ra hàng loạt vết nứt trên tường nhà của các hộ ông Lê Viết Tài, anh Đặng Công Quyết, bà Nguyễn Thị Hà, anh Hồ Văn Luy… cùng với đó là những vết sụt lún, nứt vỡ tại sân, vườn của họ. Đặc biệt, mới đây nhất là một hố sụt lún bất thường ngay cạnh đường vào nhà của anh Đời và các hộ dân trong xóm.

Các hộ dân cho biết thêm, trước sự việc trên, phía Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã về kiểm tra, cho người về khắc phục vết nứt trên tường nhà cho người dân. Đối với các hố “tử thần” xuất hiện quanh khu dân cư này, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cũng đã xử lý bằng cách chở đá dăm về lấp đầy.

“Sau khi về kiểm tra, họ cho chúng tôi 2 lựa chọn là lấy tiền đền bù rồi tự sửa chữa vết nứt trong nhà hoặc là họ về sửa cho chúng tôi. Ban đầu, chúng tôi đã để cho họ về sửa nhưng chỉ ít ngày sau lại bị nứt lại, thậm chí còn xuất hiện thêm các vết nứt mới. Đối với hố mới bị sụt lún cách đây vài ngày, họ cũng đã về và mang xe múc, xe ben đổ đá khắc phục nhưng đến nay chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi đề nghị phải làm rõ nguyên nhân của các sự việc này đã rồi mới đưa ra hướng khắc phục cuối cùng chứ cứ sửa rồi lại hư, lại sụt lún thì chúng tôi làm sao yên tâm mà sinh sống được”, anh  Đời bức xúc chia sẻ.

 

 

Cách đây ít ngày một hố sụt lún xuất hiện bên cạnh đường đi vào nhà anh Đời.
Cách đây ít ngày một hố sụt lún xuất hiện bên cạnh đường đi vào nhà anh Đời.

 

Chờ... cấp trên

Trước việc phải sống trong tình trạng bất ổn như trên, các hộ dân đều mong mỏi chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan sớm có kết quả đánh giá chính xác, khách quan và đưa ra hướng xử lý phù hợp để họ được an cư, lạc nghiệp.

Trưởng thôn Cổ Xuân Quảng Lộc Lê Văn Biểu cho biết, từ khi xuất hiện các hiện tượng rạn nứt nhà dân, có các hố sụt lún bất thường, tiếng ồn và bụi bặm… tại đây, người dân và phía thôn đã nhiều lần đề xuất đến chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để có hướng xử lý. Tuy nhiên, đến nay thông tin mà phía ông Lê Văn Biểu và các hộ dân này nhận được là chờ kết quả đề án của tỉnh, của Trung ương…

Cũng theo ông Lê Văn Biểu, hiện tượng trên không phải chỉ xuất hiện tại thôn Cổ Xuân Quảng Lộc mà còn “có mặt” ở các thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc của xã Phong Xuân. Và, ước tính có khoảng 100 hộ dân đang phải sống trong lo lắng, bất an vì các hiện tượng bất thường này.

Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho hay, sự việc trên đã được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng và thực hiện đề án từ năm 2020, đến nay đề án đang vào giai đoạn hoàn thiện.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top