Mặc dù bị Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chỉ ra hàng loạt sai phạm khi thi công đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn nhưng ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch UBND TP.Cẩm Phả, người trực tiếp phê duyệt dự án, không bị xử lý trách nhiệm mà còn được thăng chức?!
Chỉ định thầu không đúng quy định
Dự án nâng cấp Quốc lộ 18, điểm bắt đầu tại Km132+330 thuộc phường Hà Tu (TP.Hạ Long), điểm cuối là nút giao giữa Quốc lộ 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (TP.Cẩm Phả), được đầu tư theo hình thức BOT, tổng mức gần 2.000 tỷ đồng.
Để lấy mặt bằng phục vụ Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 (đoạn Hạ Long - Mông Dương), UBND TP.Cẩm Phả đã quyết định chỉ định thầu để thực hiện Dự án hạ ngầm hệ thống công trình điện, nước một số tuyến đường trục dọc Quốc lộ 18 trên địa bàn phường Quang Hanh với giá trị gần 300 tỷ đồng. Cụ thể:
Gói thầu số 1: UBND TP.Cẩm Phả chỉ định nhà thầu là Công ty CP Cơ khí và Thiết bị Thành Công thi công xây lắp di chuyển các tuyến ống nước và xây lắp công trình đoạn tuyến từ Km135 + 025 đến Km144+487 phía Bắc QL 18 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình có giá gói thầu là: 93,763.714.927 đồng. Di chuyển các tuyến điện 35kV; 6kV; 0,4 kV phía Bắc QL 18 thuộc tiểu dự án GPMB để thi công công trình: Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn tuyến thuộc địa phận TP Cẩm Phả có giá gói thầu: 87.096.340.000 đồng.
Gói thầu số 2: UBND TP Cẩm Phả chỉ định nhà thầu là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Du lịch và Thương mại Thẩm Gia thi công di chuyển các tuyến điện 35kV, 6kV, 0,4 kV từ Km135 + 025 đến Km144+487 phía Nam Quốc lộ 18 thuộc tiểu dự án GPMB, để thi công công trình Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương có giá chỉ định thầu là 78.023.450.000 đồng.
Gói thầu số 3: UBND TP.Cẩm Phả chỉ định thầu nhà thầu Công ty CP Xây dựng Nam Thắng thi công gói thầu xây lắp công trình đoạn tuyến từ Km144+487 đến Km165+130 QL 18 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình và di chuyển các tuyến điện 35kV, 6kV, 0,4 kV có giá chỉ định thầu là 16.729.528.000 đồng.
Trong kết luận, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ, việc UBND TP Cẩm Phả chỉ định thầu đối Công ty CP Cơ khí và Thiết bị Thành Công (tổng cộng hơn 180 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư xây dựng du lịch và Thương mại Thẩm Gia (hơn 78 tỷ đồng); Công ty CP Xây dựng Nam Thắng (hơn 16 tỷ đồng) - cả 3 doanh nghiệp tư nhân này đều không phải là cơ quan quản lí chuyên ngành điện lực và hệ thống nước sạch - là không đúng quy định.
Thanh tra tỉnh cũng chỉ rõ, UBND TP.Cẩm Phả còn có nhiều sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo Quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT trên địa bàn TP.Cẩm Phả. Đặc biệt, tháng 11/2015, ông Vũ Quyết Tiến, Chủ tịch TP.Cẩm Phả công bố trên các cơ quan thông tin đại chúng về tiến độ của dự án hoàn thành 70% số lượng công việc. Nhưng thực tế đến tháng 12/2015, UBND TP.Cẩm Phả mới có kết quả lựa chọn nhà thầu, do chính ông Vũ Quyết Tiến ký.
Sờ đâu, sai đó
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ rõ nhiều sai phạm của UBND TP.Cẩm Phả trong việc giám sát công trình và chất lượng thi công của nhà thầu. Theo đó, công tác giám sát, nghiệm thu của chủ đầu tư và tư vấn giám sát chưa thật sự nghiêm túc để nhà thầu thi công thiếu khối lượng; thi công không đúng hồ sơ thiết kế một số hạng mục... Các hồ sơ đề xuất tính sai khối lượng, áp sai định mức nhân công.
Tại gói thầu số 1, do Công ty CP Cơ khí và Tiết bị Thành Công thực hiện với số tiền hơn 87 tỷ đồng, thời gian thi công chậm hơn 2 tháng. Tuy nhiên điều đáng nói, đơn vị thi công đã tự ý thay đổi bê tông móng tủ điện so với bản vẽ thi công; thay đổi kích thước của móng. Chuyển từ thiết kế móng tủ đổ bê tông rỗng sang đổ bê tông đặc khối, chiều cao móng tủ không đồng nhất.
Ngoài ra, về mặt lưới báo cáp thi công tại các rãnh hạ thế thì đơn vị này cũng ăn bớt so với hồ sơ dự thầu. Cụ thể bề rộng của lưới cáp là 50cm nhưng khi thi công đơn vị này chỉ sử dụng bề mặt của lưới cáp có 15cm.
Đối với gói thầu số 2 do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Du lịch và Thương mại Thẩm Gia thực hiện cũng có nhiều sai phạm tương tự nhưng gói thầy số 1. Từ việc chậm tiến độ thi công đến việc làm sai thiết kế, tự ý thay đổi kích thước của móng tủ điện…
Đối với gói thầu số 3, là gói thầu Di chuyển các tuyến điện 35kV, 6kV, 0,4kV, được giao cho Công ty CP Xây dựng Nam Thắng với số tiền chỉ định thầu là hơn 16 tỷ đồng. Trong quá trình thi công, đơn vị này cũng để chậm tiến độ hơn 3 tháng và thi công sai với hồ sơ dự thầu.
Đối với gói thầu di chuyển tuyến đường ống nước với số tiền hơn 100 tỷ đồng được giao chủ yếu cho Công ty CP Cơ khí và Thiết bị Thành Công và một phần nhỏ được giao cho Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh. Trong quá trình thi công, các đơn vị này cũng để xảy ra hàng loạt sai phạm như: tính sai khối lượng cọc Larsen, nhiều tuyến đường ống nước không được đắp cát nền, không đắp cát nền cho các đường ống, không thi công bằng đường ông mới mà sử dụng đường ống cũ, có dấu hiệu sai phạm về chủng loại ống, thi công không đúng thiết kế.
Sau khi có kết luận thanh tra, UBND TP.Cẩm Phả đã họp kiểm điểm và kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan. Theo đó, ông Nguyễn Công Thọ (Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất), bà Hoàng Thị Ngọc Hoa (Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch) và ông Bùi Duy Hưng (nguyên Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch TP.Cẩm Phả) bị khiển trách. Cùng với đó, 6 tập thể và 2 cá nhân sai phạm liên quan đến các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng cũng phải làm kiểm điểm…
Mặc dù sai phạm đã được Thanh tra tỉnh Quảng Ninh nêu rõ cùng với đó là những bản án “kỷ luật” đối với nhiều tập thể, cá nhân để xảy ra, tuy nhiên, ông Vũ Quyết Tiến, với cương vị là người đứng đầu UBND TP. Cẩm Phả và cũng là người ký nhiều quyết định, văn bản liên quan đến việc công bố, lựa chọn nhà thầu, vẫn không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào.
Chưa dừng lại ở đó, mới đây, ông Tiến được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Cẩm Phả.
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh sớm thanh, kiểm tra các dự án trên, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm mọi vi phạm, tránh gây bức xúc trong dư luận.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.