Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 7 năm 2020 | 11:19

Chuyện làm giàu của “tỷ phú” nông dân Trương Xuân Bính

Chủ động kết nối thị trường, mạnh dạn chuyển đổi, tìm hướng đi mới, anh Trương Xuân Bính, Giám đốc HTX Chăn nuôi tổng hợp và Xây dựng Minh Lộc ở xã Cẩm Minh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã trở thành “tỷ phú” nơi  “chảo lửa, túi mưa”.

tr16.jpg
“Tỷ phú” chăn nuôi Trương Xuân Bính.

 

Con đường lập nghiệp

Cách đây 4 năm, tôi gặp anh Trương Xuân Bính tại trang trại chăn nuôi lợn nái của HTX Minh Lộc. Lúc ấy, con đường dẫn vào trang trại vẫn còn là đường đất gập ghềnh, có những đoạn phải xuống đẩy xe qua ổ gà. Vậy mà nay, con đường ấy được thay bằng đường bê tông. Xung quanh trang trại được xây dựng hàng rào thép gai cách ly với bên ngoài.

Trong khuôn viên, trang trại rộng 6ha, trụ sở làm việc 2 tầng được xây dựng khang trang. Đặc biệt, cách trụ sở không xa là hệ thống chuồng trại quy mô, hiện đại, đủ cho 350 con lợn nái cung cấp giống cho các HTX và tổ hợp tác chăn nuôi lợn thương phẩm trên địa bàn.

Sinh năm 1976, tốt nghiệp một trường trung cấp, con đường lập nghiệp của anh Bính gặp khá nhiều chông gai. Sau khi lập gia đình, anh làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ hồ đến nhận thầu xây dựng các công trình dân sinh ở vùng quê nghèo.

Năm 2003, anh cùng nhiều thành viên ở miền quê Cẩm Minh thành lập HTX Minh Lộc, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh, khai thác đất đá, vận tải nhỏ. Thiếu vốn, hoạt động xây dựng trên địa bàn còn nhỏ lẻ, nên HTX  hoạt động èo uột, nhiều lần đứng trước nguy cơ giải thể.

Nhưng khát vọng làm giàu trong lĩnh vực nông nghiệp chưa bao giờ nguội tắt trong Trương Xuân Bính. Khó khăn chồng chất, nhưng người đàn ông chất phác, hiền khô này không nản lòng. Anh chọn hướng đi mới, thuê đất dựng trại chăn nuôi.

Từ năm 2012, với gần 500 lợn mẹ,  cứ mỗi 3 tuần, trang trại của Bính lại xuất 350 - 400 con lợn giống, trung bình khoảng 6.000 con giống/năm, cho nguồn thu khoảng 9 tỷ đồng.

Năm 2015, doanh thu của HTX đạt trên 15 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Năm 2018, tổng doanh thu trên 20 tỷ đồng, lợi nhuận gần 3 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 500 triệu đồng. Trang trại của anh Bính trở thành 1 trong 6 điểm cung cấp lợn giống của Hà Tĩnh.

Niềm vui của anh Bính không chỉ thể hiện ở con số lợi nhuận hàng năm, mà những đóng góp thiết thực đối với xã hội. Những năm qua, HTX giải quyết việc làm cho 15-25 lao động địa phương, với thu nhập 6-11 triệu đồng/người/tháng.

Chìa khóa thành công

Thử thách bản lĩnh của Trương Xuân Bính  là gần một năm trời trước ảnh hưởng của giá lợn thấp, dịch tả lợn châu Phi, rồi đến dịch Covid - 19 khiến không chỉ anh mà các chủ trang trại chăn nuôi lợn lao đao. Có thời gian, các thành viên và hơn chục lao động của HTX rơi vào cảnh thiếu việc làm, mất thu nhập. “Thời điểm đó, anh Bính thường xuyên nói chuyện, truyền cho chúng tôi niềm tin, rằng khó khăn rồi sẽ đi qua và HTX sẽ đứng vững”, chị Nguyễn Thị Diệu Thúy, một lao động thường xuyên của HTX chia sẻ.

 

tr17.jpg
Trang trại lợn nái của HTX Minh Lộc do anh Trương Xuân Bính làm chủ nhiệm mỗi năm cung cấp gần 7.000 con lợn giống các loại.

 

Sau dịch tả lợn châu Phi cùng với việc mạnh dạn tái đàn, hiện tổng đàn lợn của HTX đạt 1.500 con (1.200 con lợn thịt, 300 lợn nái), tăng gần 15% so với cách đây 3 tháng.

“Số lượng lợn nái đã được lấp đầy để cung ứng cho thị trường, giá lợn tăng cao cũng là tín hiệu vui động viên những người chăn nuôi sau một thời gian dài vất vả. Dù việc tái đàn vẫn cần xem xét nhiều yếu tố, nhưng cơ bản đến thời điểm này, chúng tôi đã khôi phục được hoạt động”, anh Bính phấn khởi nói.

Điều đặc biệt, khi bắt tay thực hiện hay khi là giám đốc doanh nghiệp ăn nên làm ra, anh Bính không cho phép mình thỏa mãn với hiện tại. Với anh, phát triển HTX Minh Lộc cũng chính là để thỏa mãn giấc mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương xã Cẩm Minh.

Anh tâm niệm: “Làm nông nghiệp không dễ, luôn tiềm ẩn nguy cơ thất bại, rủi ro. Con đường đi đến thành công ngoài yếu tố may mắn, hẳn không thể thiếu sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, biết nắm lấy thời cơ và có kiến thức. Người nông dân trong xu thế hội nhập phải biết liên kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau với quan điểm “biết cho đi mới là người giàu có”. Trong lĩnh vực chăn nuôi thì công tác bảm đảm môi trường và dịch bệnh phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt, đó cũng là “chìa khóa” dẫn đến thành công.

Anh Bính và HTX Minh Lộc  đã nhận được nhiều Bằng khen từ địa phương đến Trung ương. Đáng ghi nhận là hai  Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ  tặng HTX Minh Lộc và cá nhân anh vì có nhiều đóng góp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top