Phía sau những vụ việc "xẻ thịt" đất rừng là câu chuyện khó khăn trong khắc phục, xử lý sai phạm.
Điều cần nhất khi rừng Mang Yang bị "xẻ thịt" tan hoang
Thời gian vừa qua, báo chí phản ánh nhiều những vụ phá rừng ở Gia Lai. Mới đây nhất là cánh rừng xã Hra (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã bị phá tan hoang. Hàng chục chiếc xe chuyên dụng ngày đêm vận chuyển gỗ lậu xuống núi nhưng xã không biết.
Cũng tại huyện Mang Yang, vào khoảng tháng 10/2020, tình trạng phá rừng cũng xảy ra tại xã Kon Chiêng. Tại đây, có nhiều cây gỗ có đường kính 40-50cm bị cưa hạ trái phép và xẻ hộp mang ra ngoài, nhiều cây vẫn còn nguyên thân hoặc cưa thành lóng chờ mang đi.
Ngoài ra, sau khi khai thác gỗ, lâm tặc dùng xe máy độ chế vận chuyển gỗ ra ngoài ngay giữa ban ngày nhưng không được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
Nói về tình trạng rừng bị xẻ thịt mà cơ quan chức năng chậm phát hiện, xử lý, ngày 7/6, trao đổi với PV, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững cho biết, vấn đề cần xác định đầu tiên ở đây đó là chủ rừng đó là ai? Kiểm lâm chỉ là chịu trách nhiệm chung.
Khi xảy ra vụ rừng bị tàn phá thì vấn đề quan tâm là chủ rừng đã xử lý như nào đối với những vụ việc đó. Chủ rừng có biết vụ phá rừng đó hay thiếu trách nhiệm, sau đó mới xem xét đến trách nhiệm của những người có liên quan.
'Đối tượng chặt phá rừng thường lợi dụng thời điểm không có người trông coi, quản lý hoặc do cán bộ địa phương thoái hóa liên quan đến vụ phá rừng đó. Thực tế đã có rất nhiều vụ xử lý cán bộ liên quan đến việc phá rừng.
Bởi vậy, khi xảy ra tình trạng rừng bị phá thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên là những người có trách nhiệm bảo vệ khu rừng đó đã tiếp nhận và xử lý vụ việc đến đâu rồi?", GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung nói.
Theo ông Lung, nếu xã hội hóa được thì tư nhân sẽ có trách nhiệm trông coi “trách nhiệm của những người quản lý khu rừng đó là phải động viên cho các đội bảo vệ rừng làm thêm ngoài giờ hành chính, việc này phải phân công cho công bằng giữa các đội trông coi, bảo vệ rừng để khu vực đó luôn luôn có người bảo vệ", ông Lung nói.
Một điều quan trọng nữa được ông Lung nhắc tới đó là phải lấy người dân sống xung quanh đó làm tai mắt, phải gần dân mới sớm tìm ra được những đối tượng phá rừng. Ở những khu vực đó, người dân địa phương nắm rất rõ đường đi lối lại. Cây rừng nào quý lâm tặc biết thì người dân sống xung quanh đó cũng biết.
Trở lại với vụ việc phá cánh rừng ở xã Hra (huyện Mang Yang) mới đây, theo thông tin trên báo chí, ông Trần Thanh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Hra cho biết, nhiều năm qua, xã đã thành lập tổ tuần tra, quản lý lâm phần. Trong hơn một tháng qua, xã chưa phát hiện trường hợp khai thác rừng trái phép nào.
Ông Tuấn cho biết thêm, năm 2020, xã được cấp hơn 60 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng để chi vào công tác bảo vệ rừng. Năm 2021, xã đã đề xuất kế hoạch giao khoán cho cộng đồng làng Đê Kôn để bảo vệ cánh rừng trên.
Sau khi nhận được thông tin về việc lâm tặc hoành hành trên cánh rừng xã Hra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang, UBND xã tiến hành mật phục bắt các đối tượng xuống núi.
Khoảng 18h ngày 2/6, từng đoàn lâm tặc đang vận chuyển gỗ lậu xuống núi thì bị lực lượng chức năng truy đuổi và bắt giữ một xe sắt cùng 8 hộp gỗ xẻ.
Khởi tố vụ lâm tặc 'xẻ thịt' rừng tự nhiên ở Đắk Lắk
Mới đây, ông Lê Thanh Khánh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ phá rừng quy mô lớn ở xã Ea Sol do Công ty Lâm nghiệp HTV Ea H’Leo quản lý.
"Qua giám định ban đầu, đây là vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn. Hiện, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý theo quy định. Đồng thời, khoanh vùng để tìm các đối tượng vừa triệt phá khu vực rừng trên", ông Khánh thông tin.
Như thông tin đã được báo chí phản ánh, nhiều 'lâm tặc' lợi dụng dịp Tết Nguyên đán để đột nhập vào rừng, phá hoại gỗ tại rừng tự nhiên ở xã Ea Sol thuộc địa phận do Công ty TNHH HTV (hai thành viên) Lâm nghiệp Ea Hleo (tỉnh Đắk Lắk) quản lý.
Tại khu vực rừng nói trên, hàng loạt cây có chiều cao hơn 3m, đường kính 20-50cm bị nhóm lâm tặc 'xẻ thịt' đổ ngã la liệt giữa rừng. Nhiều cây cành lá còn xanh, gốc cây vẫn đang rỉ nhựa, vết mùn cưa còn mới.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.