“Xẻ thịt" đất lúa ở Đông Quang (Thái Bình): Nhiều đảng viên bị kỷ luật
Một số cán bộ xã Đông Quang (Đông Hưng - Thái Bình) đã cố tình vi phạm, có biểu hiện vun vén lợi ích cá nhân, buông lỏng công tác quản lý, sử dụng đất (SDĐ), quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư xây dựng...
"Điểm mặt" sai phạm của nhiều cá nhân
Cùng với việc chỉ rõ sai phạm trong quá trình quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo xã Đông Quang, UBND huyện Đông Hưng cũng "điểm mặt" cụ thể sai phạm của nhiều cá nhân.
UBND huyện Đông Hưng chỉ rõ, ông Bùi Hồng Thiển, Chủ tịch UBND xã Đông Quang giai đoạn từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2016 đã buông lỏng công tác quản lý đất đai, để cho 3 hộ dân tự ý đôn lấp, xây dựng nhà kiên cố trái phép trên đất ao; 42 hộ tự ý chuyển mục đích SDĐ lúa với tổng diện tích 34.709m2; không có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng khó khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Để thôn Năm công khai đấu giá trái pháp luật một phần thửa đất số 366 (đất lúa) và khi thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa còn thừa 2.340m2 không giao cho các hộ dân; không thực hiện nghiêm túc các bước về đấu thầu theo quy định đối với diện tích đất công ích do UBND xã quản lý...
Ngoài ra, không kịp thời chỉ đạo nộp gần 187 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước; để ngoài sổ sách 75 triệu đồng tiền cho thuê mặt bằng lắp đặt trạm viễn thông; ký văn bản có nội dung không đúng với chỉ đạo của cấp trên trong việc đấu nối sử dụng nước sạch...
Ông Đào Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Đông Quang từ tháng 7/2016 đến nay (Bí thư Đảng ủy xã từ năm 2011 đến 2016), ngoài các sai phạm tương tự như ông Bùi Hồng Thiển còn để 7 hộ dân tự ý chuyển mục đích SDĐ lúa trái phép; không có biện pháp xử lý đối với 42 trường hợp vi phạm từ trước đó. Mặc dù biết việc thôn Năm tổ chức đấu giá công khai trái thẩm quyền 1 thửa đất nhưng đã không kịp thời ngăn chặn.
Không chỉ thế, mặc dù là đảng viên giữ chức vụ chủ chốt nhưng ông Khuê đã xây tường bao, cổng dậu vào hành lang giao thông đường. Ngoài ra, gia đình ông Khuê còn canh tác 209,5m2 đất lúa (đất UBND xã quy hoạch mở rộng giao thông, thủy lợi nhưng chưa sử dụng), tuy nhiên không tự giác kê khai để lập phương án khoán thầu diện tích đất này...
Ông Bùi Quang Dân, Phó Bí thư Đảng ủy xã (nguyên Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch MTTQ xã) cũng đã sử dụng thửa đất do bố ông giao lại từ việc đôn lấp, xây nhà trái phép trên đất ao. Thời điểm ông Dân SDĐ, thửa đất này đã được UBND huyện Đông Hưng hợp pháp hóa và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ. Việc làm của ông Bùi Quang Dân đã làm ảnh hưởng đến uy tín và vai trò gương mẫu của đảng viên - Đoàn Thanh tra khẳng định.
UBND huyện Đông Hưng cũng cho biết, ông Phạm Minh Hiếu, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã Đông Quang đã cùng với bố đẻ xây dựng nhà kiên cố trái phép trên đất nông nghiệp với diện tích 50m2. Mặc dù, UBND xã đã lập biên bản, đình chỉ việc xây dựng, tuy nhiên ông Hiếu vẫn cố tình tiếp tục thi công và đã hoàn thành công trình nhà ở, sân và tường dậu...
Bên cạnh đó, UBND huyện Đông Hưng cũng khẳng định, các công chức: Kế toán ngân sách xã; nguyên công chức văn phòng kiêm thủ quỹ UBND xã; công chức tài chính kế hoạch đã có nhiều vi phạm trong công tác quản lý thu, chi tài chính. Công chức địa chính xã; công chức địa chính, xây dựng, giao thông thủy lợi đã buông lỏng quản lý đất đai, không tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực được phân công, phụ trách gây ra dư luận không tốt trong nhân dân.
Cùng với đó, ông Nguyễn Phúc Ánh, Phó Chủ tịch HĐND xã, Đảng ủy viên phụ trách dồn điền đổi thửa tại thôn Năm và nguyên Bí thư Chi bộ thôn Năm, Trưởng một số thôn trong xã... cũng bị chỉ rõ trách nhiệm và vi phạm.
Kỷ luật nhiều đảng viên
Trước những sai phạm trên, Đoàn Thanh tra đã kiến nghị Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng thu hồi vào ngân sách gần 213 triệu đồng tiền sai phạm. Giao UBND xã Đông Quang thực hiện thu hồi của ông Đỗ Văn Ngưu (nguyên Trưởng thôn Năm) 272 triệu đồng từ bán đất trái thẩm quyền; thu lại của thôn Hưng Đạo Đông số tiền gần 15 triệu đồng chưa sử dụng từ việc cho thuê vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng...
Đồng thời, kiến nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Đảng ủy xã Đông Quang thực hiện xử lý trách nhiệm đối với những đảng viên có sai phạm.
Xem xét làm rõ trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy xã Đông Quang và của Chi bộ thôn Năm. HĐND xã Đông Quang xem xét tư cách đại biểu HĐND đối với ông Bùi Văn Phương, ông Vũ Văn Chinh (thôn Hưng Đạo Tây) và ông Nguyễn Văn Chiến (thôn Hồng Phong) do có sai phạm trong chuyển đổi mục đích SDĐ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các khoản thu hồi về kinh tế theo kiến nghị tại Kết luận Thanh tra đã được UBND xã Đông Quang cơ bản thực hiện xong. Đối với số tiền 272 triệu đồng hiện tại vẫn chưa thể thu hồi do ông Đỗ Văn Ngưu báo cáo đã chi vào xây dựng nông thôn mới và đã có đơn kiến nghị gửi Chủ tịch UBND huyện.
Đối với việc xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai, UBND xã đã mời các phòng chuyên môn của huyện về kiểm tra. Tuy nhiên, do số hộ vi phạm nhiều, nằm rải rác ở các thôn; có nhiều hộ không nằm trong quy hoạch vùng chuyển đổi, không nằm trong quy hoạch dân cư và có một số hộ dân không hợp tác với địa phương nên công tác xử lý gặp nhiều khó khăn. Đến nay, còn nhiều trường hợp xã vẫn đang phải chờ hướng dẫn của UBND huyện để có hướng xử lý tiếp theo.
Đồng thời, liên quan đến các sai phạm được nêu tại kết luận thanh tra, đã có 15 đảng viên tại xã Đông Quang phải kiểm điểm, 10 đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, 6 đảng viên bị cảnh cáo; 4 đảng viên bị khiển trách và 5 đảng viên phải kiểm điểm rút kinh nghiệm; tập thể Chi bộ thôn Năm cũng bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.