Cơ quan chức năng xử phạt “mạnh tay” đối với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường
Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn, cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý phạt hành chính đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm…
Ngày 19/1, ông Đinh Công Sử Phó - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MDF Hòa Bình 200 triệu đồng, do đơn vị này vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số vượt ngưỡng vào môi trường.
Cụ thể, Công ty phải nạo vét toàn bộ bùn và đất tại khu vực xả thải trong khuôn viên nhà máy và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo quy định; cải tạo khu đất và trồng cây xanh xung quanh khuôn viên Công ty.
Đồng thời, công ty phải thiết kế mương thu gom nước mưa chảy tràn riêng biệt cho 3 khu vực văn phòng, khu vực xưởng sửa chữa và khu vực chứa nguyên liệu; có phương án đảm bảo thu gom và xử lý triệt để nước mưa chảy tràn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực sửa chữa và khu vực nguyên liệu. Nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo xử lý nước thải đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành.
Công ty cũng phải bổ sung, sửa chữa, cải tạo nhiều hạng mục liên như quan như: điểm quan trắc khí thải, biển cảnh báo xả nước mưa chảy tràn, sửa chữa lại thiết bị nghiền nguyên liệu dăm gỗ đảm bảo không bị rò rỉ dầu, mỡ vào nước thải nghiền dăm; Cải tạo khu vực chứa nguyên liệu dăm, bịt kín toàn bộ các điểm xả nước mưa, nước thải còn lại ra ngoài môi trường.
Sau khi hoàn thiện việc khắc phục và nâng cấp, cải tạo các công trình xử lý chất thải, công ty lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét cho phép vận hành thử nghiệm theo quy định.
Xử phạt là 420 triệu đồng
Chiều 18/1, UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 420 triệu đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn (đóng tại thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Theo đó, năm 2018, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn phối hợp với Công ty CP Công nghệ và phân tích chất lượng cao Hải Dương để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường. Tuy nhiên, Công ty CP Công nghệ và phân tích chất lượng cao Hải Dương không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Như vậy, theo quy định tại điểm e, khoản 7, điều 12 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn đã có hành vi phối hợp với đơn vị không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn còn không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại điểm n, khoản 2, điều 9 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Với hành vi không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, doanh nghiệp này bị phạt 340 triệu đồng và hành vi phối hợp với đơn vị không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bị xử phạt 80 triệu đồng. Tổng mức xử phạt là 420 triệu đồng. Đây là quyết định được đưa ra sau đợt kiểm tra của Tổng cục Môi trường phối hợp với Sở TNMT Hà Tĩnh đối với Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn vào ngày 20/10/2020.
Được biết, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải sinh hoạt với địa bàn thu gom, vận chuyển, xử lý là huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên... nên việc đình chỉ hoạt động của đơn vị có thể ảnh hưởng đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì thế, Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung về đình chỉ hoạt động.
Qua đó cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi tường, trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Đẩy tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải
Được biết, hiện nay công trình dự án xử lý nước thải Yên Xá đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm vận hành trong năm 2021.
Cụ thể, theo lãnh đạo ban quản lý dự án (ban QLDA) Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP.Hà Nội, trong quá trình triển khai, dự án gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện như; dự án có quy mô lớn, trải dài trên nhiều quận, huyện, phường, xã nên công tác rà soát, khảo sát, cập nhật quy hoạch để thực hiện thiết kế của dự án mất nhiều thời gian.
"Tuy nhiên, trong năm 2021 chủ đầu tư sẽ bám sát chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP và các sơ, ban, ngành có liên quan và chỉ đạo nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu để đảm bảo tiến độ đề ra, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường ở Thủ đô", lãnh đạo ban QLDA thông tin.
Một số vướng mắc hiện tại dự án đang mắc phải như hệ thống cống bao, cống thu gom sử dụng phương pháp khoan kích ngầm (Pipe Jacking) cũng mất nhiều thời gian thiết kế, thẩm định, phê duyệt…
Bên cạnh đó, do dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản nên việc triển khai thực hiện các thủ tục của dự án phải hài hòa giữa Luật pháp Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mất nhiều thời gian, nhất là trong công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Để tháo gỡ các khó khăn, với sự chỉ đạo của Thành ủy, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, UBND TP thường xuyên tổ chức họp giao ban giải quyết các vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư trong tổ chức thực hiện dự án. Đồng thời, các sở, ban, ngành TP cũng phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tháo gỡ những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy và hệ thống cống thu gom theo sát tiến độ đề ra...
Bước đầu đã có một số kết quả đạt được, cụ thể, đối với gói thầu số 1 - gói thầu xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày đêm do nhà thầu xây dựng là liên danh JFE - TSK (Nhật Bản) thực hiện. Công tác xây dựng công trình tạm đã hoàn thành, công tác cọc PHC và CDM, hạng mục khoan kích ngầm đã hoàn thành 100%...
Đối với hạng mục bể phản ứng bùn hoạt tính (12 bể/3 đơn nguyên) hiện nhà thầu phụ là Cienco4 đã hoàn thành đổ bê tông bản đáy các bể đơn nguyên 1, hiện đang thi công các tường và hầm ống kỹ thuật (25%). Tại đơn nguyên 2, đã hoàn thành đổ bê tông bản đáy các bể và đang thi công các tường (34%) và hầm ống kỹ thuật (57%). Đồng thời, hoàn thành đổ bê thông bản đáy, tường trục X và hầm ống kỹ thuật.
Đối với hạng mục bể lắng thứ cấp (24 bể), nhà thầu 68 đã hoàn thành công tác đào, đổ bê tông lót, đổ bê tông đáy bể B25 được 24/24 bể. Đã hoàn thành phần tường của 12/24 bể, hiện đang thi công tường các bể còn lại. Tiếp đó, đối với hạng mục nhà điều hành và quản lý, nhà thầu phụ Cienco4 đã hoàn thành thi công phần móng và đáy tường hầm; đã thi công xong sàn, cột tầng 2, 3; đã thi công sàn tầng 4 đến cao độ +19,57, hiện đang thi công phần mái.
Tại hạng mục Trạm bơm nước thải đầu vào và máy thổi khí - nhà thầu đã hoàn thành phần hầm, bể kết nối ông D2200 (ống kích) đến bể máy bơm. Hoàn thành bê tông cốt thép bệ móng máy, sàn lắp đặt máy bơm, dự kiến trước tết âm lịch đổ bê tông sàn +2.2.
Ngoài ra, hạng mục nhà máy xử lý nước tái sử dụng, nhà thầu đã hoàn thành đổ bê tông tầng hầm, tầng mái và tường tầng 1, hiện đang thi công cầu thang, móng máy và tầng hầm, tiến độ đạt 90%...
Bên cạnh tiến độ xây dựng nhà máy nước thải Yên Xá, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường nước sông Tô Lịch, đặc biệt là khi Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá hoàn thành và đi vào sử dụng, các đơn vị chức năng đang đề xuất TP. Hà Nội thêm một phương án dẫn nước sông Hồng vào bổ cập cho sông Tô Lịch.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP.Hà Nội, hiện tại Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã yêu cầu TP xem xét vấn đề sau khi xử lý nước cần có một phần bổ cập cho sông Tô Lịch, với trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban đã phối hợp với sở Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc trên cơ sở quyết định phê duyệt quy hoạch cấp nước, thoát nước của TP để rà soát lựa chọn các phương án phù hợp.
“Hiện nay trên hệ thống này, một số tuyến đã được xây dựng theo các quy hoạch chuyên ngành, nếu được TP phê duyệt thì phương án này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, là hợp quy hoạch. Thứ hai, là tiết kiệm thêm một dự án, Ban sẽ không phải lập thêm 1 dự án mà sẽ dựa vào dự án thoát nước khu vực sông Tả Nhuệ để thực hiện thêm một số hạng mục để bổ cập nước cho sông Tô Lịch”, ông Nguyễn Văn Hùng cho hay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là dự án thiết thực, tiết kiệm chi phí, đạt mục tiêu bổ cập nước cho Hồ Tây trong mùa khô đồng thời pha loãng, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.