Cho rằng mình bị oan vì bị mất nhà cửa do hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên của TAND TP Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008, hơn 10 năm nay, bà Lê Thị Hường (SN 1965), trú tại số 69, An Dương Vương, phường An Đông lặn lội gõ cửa khắp nơi.
Mất tài sản do tin vào người chồng… hờ?
Theo trình bày của bà Lê Thị Hường, trong quá trình làm nghề uốn tóc nữ, bà dành dụm được một số tiền để mua ngôi nhà có diện tích 88,2m2 (tọa lạc tại Tam Tây - Xã Thủy An trước đây), nay là 69 An Dương Vương – TP Huế của vợ chồng ông Nguyễn Đình Thanh và bà Hoàng Thị Lài, với giá 7,68 triệu đồng. Việc mua bán có hợp đồng rõ ràng và được chính quyền địa phương xác nhận, chứng thực mang tên Lê Thị Hường (độc thân) vào ngày 18/12/1990. Sau khi mua nhà, bà Hương là người đăng ký, kê khai nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Năm 1991, bà Hường có quen ông Nguyễn Đức Cư, quê ở xã Lộc Bổn, huyện Phúc Lộc (khi đó ông Cư là cán bộ Chi cục Thuế). Ông Cư tỏ tình thương yêu, hứa hẹn sẽ kết hôn cùng bà (sau này bà mới biết bị lừa gạt, vì ông Cư đã có vợ và 3 con đề huề). Mặc dù là hôn nhân trái pháp luật, nhưng giữa hai người đã có 3 con chung với nhau.
Tháng 9/1999, Nhà nước có chủ trương cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, bà Hường giao tất cả giấy tờ mua bán nhà và nhờ cậy ông Cư đi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận giúp mình.
Lợi dụng tình cảm và sự cả tin của bà Hường, ông Cư tự tay điền tên tuổi của mình vào mục để trống…. là chồng vào dòng “người chồng” thêm vào giấy mua bán nhà của bà từ năm 1990, địa chỉ tại 69 An Dương Vương.
Sau khi tình cảm rạn nứt, chính ông Nguyễn Đức Cự khởi kiện hôn nhân (mặc dù bản thân vi phạm Luật Hôn nhân gia đình), kiện đòi phân chia tài sản số nhà 69, An Dương Vương.
Cả hai phiên tòa (sơ thẩm và phúc thẩm) đều không công nhận bà Hường và ông Cư là vợ chồng, vì quan hệ bất hợp pháp. Về phần 3 con chung, bà Hường là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Ông Cư có nghĩa vụ cung cấp 750 đồng/tháng cho ba người con đến khi đủ 18 tuổi. Trong khi đó, nhà đất ở 69 An Dương Vương do bà Hường tự mua năm 1990, thì Tòa lại cho đó là tài sản chung và chia cho ông Cự ½ nhà đất đó?!
Mặc dù tại 2 phiên tòa bà Hường đều đã chưng ra các tài liệu liên quan khẳng định ngôi nhà số 69 An Dương Vương là của mình mua, là tài sản riêng và hợp pháp trước khi có quan hệ với ông Cư, nhưng đều bị các cấp tòa bác bỏ.
Để dân “kêu oan” đến bao giờ?
Với quyết tâm đòi lại tài sản hợp pháp của mình, bà Hường đã lặn lội ra Hà Nội gửi toàn bộ hồ sơ, tài liệu mà ông Cư giả mạo đến Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an giám định.
Kết quả ngày 31/8/2011 được Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an công bố và kết luận, ông Nguyễn Đức Cư là người viết thêm họ tên ông vào dòng chữ người chồng, trong giấy mua bán nhà ngày 18/12/1990 của bà Lê Thị Hường.
Đây là một trong những chứng cứ quan trọng trên hành trình đi tìm công lý và đòi lại tài sản hợp pháp của mình đến TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao xem xét, đề nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng không được xem xét. Điều này dẫn đến việc thi hành án đẩy mẹ con bà ra khỏi nhà để giao cho ông Cư.
Thậm chí ngày 26/08/2016, Vụ 12 VKSND Tối cao đã có Công văn số 32/VC2 – V2 gửi Viện Kiểm sát cấp cao tại Đà Nẵng kèm theo đơn ngày 19/08/2016 của bà Hường để kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm. Tuy nhiên, tháng 10/2018, không hiểu vì lý do gì mà ông Phan Hữu Hoàng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát cấp cao tại Đà Nẵng ký thông báo số 310/TB-VKS-V2, thông báo hết thời hạn”. Sự việc “kêu oan” của bà Lê Thị Hương một lần nữa lại rơi vào vô vọng do chính cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bà Lê Thị Hường còn cho biết, trong cùng một bản án đã tuyên lấy ½ nhà, đất số 69 An Dương Vương giao cho ông Cư và buộc ông Cư nộp tiền nuôi ba đứa con mỗi tháng là 750.000 đồng nhưng trong hai lần thi hành án vào tháng 12/2008 và tháng 1/2013, ông Nguyễn Văn Long, Chấp hành viên THADS TP Huế chỉ quan tâm cưỡng chế lấy ½ nhà, đất của bà chia cho ông Cư để bán lại cho người khác. Nhưng tuyệt nhiên không thực hiện thi hành án số tiền ông Cư phải nộp để bà nuôi ba con như bản án đã tuyên. Cho đến nay, các con bà vẫn không nhận được một đồng tiền nuôi dưỡng nào từ ông Cư – số tiền này tổng cộng gần 200 triệu đồng cho ba đứa con đến khi tròn 18 tuổi.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, vụ việc này rõ ràng có tình tiết hoàn toàn đảo ngược lại tình hình. Các cấp tòa đã không dựa vào chứng cứ do bà Hường đưa ra. Trái lại đã quyết định dựa trên những bằng chứng không sát thực, làm sai lệch bản chất của vụ án, đẩy bà Hường và các con bà vào hoàn cảnh khốn quẫn. Bản thân các cơ quan thi hành án, UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, VKSNDCC tại Đà Nẵng cũng không xem xét thấu đáo vấn đề để có giải pháp phù hợp hoặc kiến nghị cơ quan có trách nhiệm xem xét giải quyết. Dẫn đến sự việc trượt dài rơi vào tình trạng đáng tiếc như hiện nay. Tôi sẽ nghiên cứu chuyển Chánh án TAND tối cao xem xét. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.