Một kỹ sư cầu đường cho biết, những hư hỏng tại công trình Đường phía Đông đầm Lập An là nghiêm trọng và không đơn thuần chỉ là do thời tiết gây nên.
Kỹ sư này nhận định, mức độ hư hỏng tại công trình Đường phía Đông đầm Lập An là nghiêm trọng và cần làm rõ nhiều vấn đề. Trước tiên cần xem xét lại độ đầm chặt của nền đường.
“Có thể do nền đường bị yếu nên dẫn đến các đoạn sụt lún”, kỹ sư này cho biết.
Bên cạnh đó, để phần bờ kè đảm bảo chắc chắn, lâu bền, thông thường hạng mục này sẽ được thiết kế các dầm ở chân bờ kè, dầm ở phía trên và chia thành các ô nhỏ để đảm bảo độ chắc chắn hoặc giúp khắc phục hư hỏng (nếu có) một cách thuận lợi, kỹ sư trao đổi.
Một chi tiết khác được kỹ sư này lưu tâm là các công trình được thi công ở khu vực đầm phá, ven sông... cần tính đến yếu tố bất lợi của thời tiết, đặc biệt là khu vực miền Trung nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, từ đó, thiết kế công trình đảm bảo chất lượng hơn. Từ đó, người này tỏ ra bất ngờ khi biết rằng công trình Đường phía Đông đầm Lập An lại không thiết kế tiêu sóng và chắn sóng.
Nhìn chung, kỹ sư này cho rằng, có nhiều điểm cần phải làm rõ tại công trình này như: Chi phí phân bổ cho các hạng mục như thế nào? Thiết kế công trình như thế nào? Công tác nghiệm thu giai đoạn tiến hành như thế nào?...
Liên quan đến những hư hỏng tại công trình Đường phía Đông đầm Lập An, trước đó, trong buổi trao đổi thông tin với báo chí, đại diện Chủ đầu tư công trình này cho biết, sẽ đánh giá lại chất lượng của các hạng mục để có kết quả chính xác hơn.
Trước đó, Kinh tế nông thôn đã đưa tin, công trình Đường phía Đông đầm Lập An bị hư hỏng nặng nề sau cơn bão số 13. Phía chủ đầu tư cho rằng thời tiết đã gây ra những hư hỏng này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.