Sau cơn bão số 13, công trình Đường phía Đông đầm Lập An bị hư hỏng nặng nề. Ban Quản lý các Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi thông tin liên quan đến vụ việc này.
Theo đó, công trình Đường phía Đông đầm Lập An có tổng mức đầu 172 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 110 tỷ đồng. Công trình này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế, công nghiệp (trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế) là Chủ đầu tư và có tổng chiều dài các tuyến đường là 3,4 km, trong đó có nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Nguyễn Văn (chạy dọc đầm) dài 3km.
Liên doanh 5 nhà thầu gồm: Công ty cổ phần 1.5, Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm, Công ty CP Thành An, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đạt và Công ty TNHH TM và XD Long Đại Thịnh thi công công trình nói trên.
Công trình này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, sau khi tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng của cơn bão số 13, nhiều hạng mục tại công trình này đã bị hư hỏng nặng nề.
Sáng 25/11, Ban Quản lý các khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi cung cấp thông tin liên quan đến sự việc trên. Đại diện chủ đầu tư cho rằng, nước đầm dâng lên cao từ 0,5 - 0,8m so với mặt đường, kết hợp với sóng vỗ mạnh trong nhiều giờ cuốn theo các vật nổi như thuyền, bè gỗ, phao, củi gỗ làm hư hỏng lan can loại 1, đánh vỡ mái taly đá hộc, xói trôi đất cát dưới lề đường tạo thành các hố sụp, xói lở làm hư hỏng đường bằng Terazzo.
Tại buổi cung cấp thông tin này, chủ đầu tư cho biết, ước thiệt hại của những hư hỏng tại công trình Đường phía Đông đầm Lập An là khoảng 5 tỷ đồng. Đồng thời cho biết thêm, công trình được mua bảo hiểm xây dựng theo quy định pháp luật nên các hạng mục xây dựng mới thiệt hại do thiên tai sẽ được bảo hiểm chi trả để khắc phục.
Trước những thông tin của chủ đầu tư công trình Đường phía Đông đầm Lập An về những hư hỏng tại đây, có ý kiến cho rằng, việc “đổ lỗi cho ông Trời”, cho thiên tai là chưa thỏa đáng và cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra chất lượng công trình hơn 170 tỷ đồng này.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị chủ đầu tư cung cấp một số thông tin liên quan đến dự án này, như: Giá mời thầu là bao nhiêu? Đơn vị thi công đã trúng thầu với giá là bao nhiêu? Quá trình đấu thầu diễn ra như thế nào? Đặc biệt, kinh phí để xây lắp hệ thống kè bị tan nát vừa qua là bao nhiêu?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.