Chiều 15/4, Tòa án Nhân dân thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án chống người thi hành công vụ liên quan đến việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Hai bị cáo được đưa ra xét xử gồm Nguyễn Công Trinh (SN 1983) và Kiều Văn Thanh (SN 1970), cùng trú tại thành phố Gia Nghĩa.
Theo cáo trạng, tối 9/4, Tổ công tác liên ngành phường Nghĩa Thành đi kiểm tra và phát hiện tại quán cà phê Bâng Khuâng (tổ 4, phường Nghĩa Thành) đang tập trung nhiều người, không đeo khẩu trang. Trong đó, có 4 người trải chiếu đánh bài giải trí, còn những người khác ngồi uống nước trong quán.
Nhận thấy quán cà phê Bâng Khuâng không thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Phan Thị Kim Chi (SN 1987, chủ quán cà phê) về hành vi "Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người".
Trong quá trình lập biên bản, đối tượng Trinh (chồng của bà Chi) và đối tượng Thanh (là chủ nhà cho thuê mặt bằng) đang nhậu dưới nhà đi lên. Thấy ông Đặng Văn Trường (cán bộ Công an phường Nghĩa Thành) đang lập biên bản thì đối tượng Thanh yêu cầu đọc lại biên bản vi phạm hành chính và bảo bà Chi không được ký vào biên bản.
Tuy nhiên, sau khi bà Chi ký vào biên bản và đưa lại cho ông Trường thì đối tượng Trinh bất ngờ lao vào giật lấy biên bản và xé rách. Cùng lúc, đối tượng Thanh lao vào dùng tay đấm vào mặt ông Trường khiến cán bộ này ngã xuống nền nhà.
Tại tòa, cả 2 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo Thanh khai, hôm 9/4, do quá say nên không nhớ rõ mọi chuyện, không nhớ việc đã đánh công an. Đến sáng 10/4, bị cáo mới tỉnh rượu và biết hành vi sai trái của mình.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Công Trinh 9 tháng tù, bị cáo Kiều Văn Thanh 12 tháng tù cùng về tội "Chống người thi hành công vụ".
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.