Cơ quan chức năng huyện Đắk Song (Đắk Nông) đang điều tra, làm rõ vụ gần 400 cây thông có đường kính khoảng từ 20–40cm trên địa bàn xã Trường Xuân đang chết dần, do bị khoan lỗ ở gốc và bơm thuốc.
Chiều 6/9, trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Nhật Trình, Phó chủ tịch UBND xã Trường Xuân, xác nhận sự việc trên vừa xảy ra trên địa bàn.
Trước đó, ngày 4/9 trong quá trình kiểm tra, lực lượng dân quân xã phối hợp với kiểm lâm viên địa bàn phát hiện tại khoảnh 8, tiểu khu 1699, thuộc Bon Păng Sim, xã Trường Xuân nhiều cây thông bị khoan thân và đổ hóa chất.
Lực lượng chức năng ghi nhận, 400 gốc thông có đường kính từ 20 – 40 cm đã bị “lâm tặc” khoan gốc, bơm hóa chất vào thân để cây chết từ từ. Ghi nhận thực tế tại hiện trường cho thấy, toàn bộ cây thông bị “bức tử” lá vẫn còn màu xanh, chứng tỏ sự việc mới diễn ra, đặc biệt mùi hóa chất vẫn còn nồng nặc chưa phân tán hết.
“Khu vực có rừng thông bị bức tử được xác định là rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14, xã đã giao cho cá nhân quản lý. Vị trí xảy ra sự việc nằm sát với mặt đường tuyến Quốc lộ 14, nên khả năng mục đích của các đối tượng khi đầu độc cây là để lấy đất mặt tiền “, ông Trình nói.
Mùi hóa chất vẫn còn khá nồng nặc
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi qua điện thoại, ông Lê Viết Sinh, Phó chủ tịch UBND huyện Đắk Song, cho biết: Sau khi nắm thông tin sự việc, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cơ quan Công an phối với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương vào cuộc điều tra làm rõ các đối tượng đứng sau sự việc trên để xử lý theo quy định của pháp luật. Theo ông Sinh, loại hóa chất mà các đối tượng thường sử dụng có thể là thuốc trừ cỏ hoặc thuốc lưu dẫn. Cây thông dù lớn hay nhỏ mà dính phải loại thuốc độc này thì không thể cứu chữa, thông sẽ chết từ từ như mắc bệnh.
Được biết, rừng thông cảnh quan dọc Quốc lộ 14 bị “bức tử” từ nhiều năm nay, hàng ngàn cây thông “vô tội” đã bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc. Tuy nhiên, đến nay cơ quan chức năng ở tỉnh Đắk Nông vẫn chưa tìm ra được giải pháp hiệu quả để hạn chế được tình trạng trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.