Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 5 năm 2021 | 15:39

Đắk Nông: Người dân bị “tra tấn” tiếng ồn từ một nhà nuôi yến nằm gần trụ sở UBND phường Nghĩa Trung

Khoảng một tháng trở lại đây, nhiều hộ dân ở khu tái định cư Đắk Nia (TDP4, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông) mất ăn mất ngủ vì bị tra tấn bởi tiếng ồn phát ra từ một nhà nuôi chim yến tự phát.

UBND phường Nghĩa Trung gặp lúng túng khi xử lý công trình nuôi yến tự phát.
UBND phường Nghĩa Trung  lúng túng khi xử lý công trình nuôi yến tự phát.

 

Trước đó, chủ sử dụng đất được Phòng Quản lý đô thị TP.Gia Nghĩa cấp giấy phép xây dựng nhà ở, tuy nhiên, trong quá trình thi công, hộ này đã biến tướng xây dựng thành nhà nuôi chim yến. Theo quan sát của PV, công trình nhà nuôi chim yến gần trụ sở UBND phường Nghĩa Trung xây theo mô hình “2 trong 1”, người ở tầng dưới còn yến ở tầng trên. Để dẫn dụ chim yến về làm tổ, sinh sản thì chủ công trình này đã lắp đặt hệ thống âm thanh, với tiếng ồn inh tai, nhức óc khiến người dân trong khu vực rất bức xúc.

Một hộ dân sống gần nhà nuôi yến này cho biết: Cuộc sống của gia đình đảo lộn kể từ khi hàng xóm sử dụng máy phát âm thanh để dẫn dụ chim yến. Âm thanh mở với công suất lớn, mở suốt ngày đêm khiến người lớn lẫn trẻ nhỏ cảm thấy rất khó chịu. Tôi đề nghị các cấp chính quyền có biện pháp “mạnh” yêu cầu chủ hộ đó ngừng ngay việc nuôi yến và di dời ra khu vực khác.

Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND, ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì khu tái định cư Đắk Nia (TDP4, phường Nghĩa Trung) thuộc khu vực không được phép chăn nuôi. 

Công trình này bị lực lượng chức năng phát hiện thi công sai giấy phép.
Công trình này bị lực lượng chức năng phát hiện thi công sai giấy phép.

 

Ông Lưu Thế Lượng, Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Trung, cho biết: Đối với công trình nhà nuôi yến tự phát tại TDP4, UBND phường đã 2 lần gửi thông báo đến chủ công trình. Lần 1, ngày 21/08/2020, khi phát hiện công trình thi công sai giấy phép, UBND phường đã ra thông báo yêu cầu ngừng thi công để điều chỉnh giấy phép xây dựng theo đúng hiện trạng xây dựng. Đồng thời yêu cầu sau khi hoàn thiện công trình, không được sử dụng vào mục đích chăn nuôi trong khu dân cư.

Mới đây nhất, ngày 16/04/2021, sau khi có ý kiến phản ánh của người dân, UBND phường tiếp tục gửi thông báo yêu cầu ngừng ngay việc nuôi chim yến trong khu dân cư.

Tuy nhiên, đến nay chủ công trình trên vẫn bất chấp quy định, không chấp hành yêu cầu của chính quyền địa phương.

“Cán bộ UBND phường có liên hệ để gửi thông báo cho ông Nguyễn Thành Tâm thì ông này cho biết đã chuyển nhượng nhà và đất cho người khác, hiện tại chúng tôi chưa thể xác định được chủ nhà là ai, ở đâu để mời làm việc. Để xác định chủ sử dụng đất hiện tại là ai, phường đề nghị ông Tâm cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng thửa đất, nhưng không nhận được sự phối hợp. Về hướng xử lý, nếu hộ gia đình vẫn tiếp tục vi phạm, chúng tôi sẽ đề xuất phòng Kinh tế TP phối hợp để xử lý theo đúng quy định”, ông Lượng cho biết thêm.

 

Nghị định 14/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/4/2021) quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi; Các hành vi vi phạm hành chính khác về chăn nuôi không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
 
Theo đó, Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để  dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

 

Đông Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top