Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2022 | 12:34

Dân phản ánh trại lợn gây ô nhiễm môi trường, xã Ngọc Lập chỉ kiểm tra, báo cáo?!

Người dân trú tại khu 1 Quang Tiến, xã Ngọc Lập (Yên Lập - Phú Thọ) bức xúc phản ánh về trại lợn quy mô hàng nghìn con có dấu hiệu xả thải trực tiếp ra môi trường.

10 năm sống trong môi trường “hôi thối”
 
Qua đường dây nóng, Tạp chí Kinh tế nông thôn tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trú tại khu 1 Quang Tiến về việc phải sống trong môi trường hôi thối bốc ra từ trại lợn suốt 10 năm qua. Mặc dù đã nhiều lần bà con phản ánh tới chủ trang trại này và chính quyền địa phương, nhưng dường như đều không nhận được hồi âm cũng như động thái vào cuộc giải quyết tình trạng này.
279026044_392935002701733_6473229545848019355_n.jpg
Biển chỉ dẫn đường vào trại lợn của Doanh nghiệp Công Phi.
Cuối tháng 4/2022, nhóm phóng viên có buổi khảo sát thực địa và ghi nhận những gì người dân khu 1 Quang Tiến phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Trang trại chăn nuôi lợn quy mô hàng nghìn con, đang xả nước thải trực tiếp ra môi trường, bốc mùi hôi nồng nặc ra không khí.
 
Nhóm phóng viên phát hiện một đường dẫn nước thải trực tiếp ra ao gần đó có màu đen. Theo người dân địa phương, tất cả khu vườn và những cái ao mà đơn vị đang xả thải trực tiếp hoặc dùng “che mắt” là có lắng, lọc đã được doanh nghiệp mua hết, nhưng ngặt nỗi mùi hôi thối không ngừng “hành” các hộ dân xung quanh.
279003088_467564825142884_8347594728005195995_n.jpg
Trang trại chăn nuôi lợn nằm trên địa phận khu 1 Quang Tiến.
Dẫn đoàn công tác xuống khu vực xả thải của Doanh nghiệp Công Phi, anh Nguyễn Mạnh Hùng, trú tại khu 1 Quang Tiến, cùng nhóm phóng viên nôn thốc, nôn tháo vì mùi hôi thối bốc lên. Theo anh Hùng, người dân phải chịu cảnh này quá lâu, nhiều đoàn kiểm tra và một số cơ quan báo chí có đến ghi nhận nhưng cuối cùng đều không có phản hồi.
 
Theo anh Hùng, năm 2009, doanh nghiệp này có xây hầm biogas để xử lý phân lợn, nhưng sau đó 2 năm, hầm bị vỡ, doanh nghiệp không sửa chữa hay xây dựng biogas nữa mà xả thải thẳng ra môi trường. Nhiều lần người dân làm đơn lên xã, nhưng cũng chỉ được trả lời là vượt thẩm quyền và cho biết sẽ báo cáo nội dung vụ việc lên cấp trên, còn người dân thì vẫn mòn mỏi chờ...
 
Chính quyền địa phương chỉ biết báo cáo
 
“Kể từ khi doanh nghiệp xả thải phân lợn ra môi trường, chúng tôi không thể sử dụng được nước giếng trực tiếp nữa. Bởi có nấu rau thì canh cũng chuyển thành màu đen nên phải mua máy lọc nước về dùng, còn sức khỏe về sau ra sao thì chưa rõ”, anh Hùng nói.
 
Cũng bức xúc như nhiều người ở khu vực này, anh Hoàng Đức Việt, trú khu 1 Quang Tiến, cho biết, gia đình anh sống cạnh trại lợn Công Phi. Hàng ngày phải sống chung với mùi phân lợn. Không những thế, tình trạng ô nhiễm còn kéo theo sự phát triển của ruồi, muỗi, còn lợn chết không được doanh nghiệp xử lý mà chôn trực tiếp xuống lòng đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
279130306_1096424710918734_7061343379926920975_n.jpg
Nước thải chảy xuống ao đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Anh Việt cho hay, phân lợn xả xuống nước, trôi vào ruộng khiến lúa của người dân tốt quá không thể trổ bông, hoa màu mất mùa triền miên, cá cũng không sống nổi.
 
Mang trăn trở nhiều năm của người dân đến gõ cửa chính quyền địa phương, ông Đinh Xuân Hôn, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lập, cho biết: “Trang trại lợn này trước đây là của Doanh nghiệp Công Phi, nhưng hiện nay thì không còn là của đơn vị này nữa”.
278990602_683092143020633_795706415789513147_n.jpg
Nước thải của hàng nghìn con lợn mỗi ngày được thoát trực tiếp ra môi trường không qua xử lý.
Việc người dân phản ánh doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường là có, thậm chí năm 2021, đơn vị này từng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến 140 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, do nợ nần, trang trại này đã bị Thi hành án dân sự của địa phương thu hồi, hiện trang trại này thuộc sở hữu của một đơn vị khác.
 
“UBND xã đã nhận được đơn thư của người dân địa phương về việc trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do vượt quá thẩm quyền nên UBND xã chỉ tiến hành kiểm tra và báo cáo lên cấp huyện”, ông Hôn cho biết.
 
Tồn tại hơn 10 năm, nhưng gần như chừng ấy thời gian trại lợn Công Phi “hành" dân thì vai trò, trách nhiệm của chính quyền sở tại và ngành chức năng ở đâu? Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiêm, để người dân yên tâm sinh hoạt, sản xuất.
 
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top