Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 3 năm 2019 | 11:4

Các trang trại nuôi lợn ở Hưng Yên “tiết lộ” bí quyết phòng bệnh dịch

Ngay khi nghe  thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trong khu vực và một số quốc gia lân cận như Trung Quốc, người chăn nuôi lợn quy mô trang trại, tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những động thái tích cực phòng chống.

khử-trùng-tại-trang-trại-chăn-nuôi-tại-huyện-ân-thi.JPG
Khử trùng tại trang trại chăn nuôi tại huyện Ân Thi.

Chủ động phòng dịch

Ông Nguyễn Văn Tới, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở xã Long Hưng (Văn Giang) cho biết: “Ngay khi nắm bắt được thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi, gia đình đã có kế hoạch chủ động hoàn toàn về con giống, không nhập con giống từ bên ngoài vào sản xuất. Hiện tôi duy trì đàn lợn nái, lợn đực giống khoảng 200 con, đàn lợn thịt 900-1.000 con. Tôi cũng chủ động tìm hiểu các nguồn lây nhiễm bệnh để thực hiện phòng ngừa sớm, trong đó bảo đảm môi trường nuôi khép kín, tăng hố sát trùng và tăng số lần vệ sinh, khử trùng hàng tuần, không cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi, hàng ngày theo dõi sát từng ô chuồng và kiểm soát thức ăn chăn nuôi”. 

Khi đến trang trại của gia đình ông Tới, dù không vào khu vực chăn nuôi nhưng bất cứ ai qua cửa cũng phải đi qua hố sát trùng và mặc quần áo bảo hộ do trang trại cung cấp, thay ủng, đeo găng tay, khẩu trang, đội mũ... Sau đó, cũng chỉ được đứng từ xa để quan sát khu vực chăn nuôi chứ không được tiếp xúc trực tiếp với đàn lợn.  

Theo chia sẻ của ông Tới, từ nhiều tháng nay, 2 lao động của trang trại là người ngoài gia đình đã phải ở lại trang trại 24/24 giờ để giảm nguy cơ mang virút xâm nhiễm vào trang trại. Cũng chính nhờ quy trình nghiêm ngặt này mà nhiều năm nay, trang trại của gia đình ông không xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm. Thời gian này, trang trại vẫn tiêu thụ được lợn thịt khi đến lứa sau khi thực hiện các quy trình kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định.

Chăn nuôi theo hướng VietGAPHP

Không riêng trang trại của ông Tới, nhiều trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ nhiều năm nay đã áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, một số cơ sở đã được cấp chứng nhận chăn nuôi VietGAPHP, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh nguy hiểm trên đàn lợn.  

Anh Đoàn Văn Quân, chủ trang trại chăn nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng VietGAPHP tại xã Dạ Trạch (Khoái Châu) cho biết: “Tôi thực hiện quy trình chăn nuôi khép kín đối với toàn trang trại từ sản xuất con giống – gây nuôi lợn con – nuôi lợn thịt đến khi xuất bán. Suốt quá trình đó luôn ghi chép đầy đủ quy trình chăn nuôi, tình hình sinh trưởng, phát triển của từng lứa. Sử dụng loại thức ăn gì, của đơn vị nào cung cấp, tiêm vắc-xin phòng bệnh vào thời điểm nào... đều được ghi chép đầy đủ. Bình thường, tôi tiến hành khử trùng chuồng trại 2 – 3 lần/tuần, nhưng thời điểm này, ngày nào trang trại cũng được khử trùng”.  

Chúng tôi được quan sát đàn lợn của gia đình anh Quân thông qua hệ thống camera theo dõi lắp đặt ở mỗi dãy chuồng. Người lao động trong trang trại được phân công nhiệm vụ ở từng dãy chuồng của mình, hàng ngày chịu trách nhiệm ghi chép các thông tin vào sổ theo dõi và thông báo chi tiết tình hình đàn lợn ở mỗi ô chuồng. Ngay khi phát hiện lợn có biểu hiện bệnh bất thường, lập tức tách đàn, quây nhốt riêng biệt, theo dõi và chủ động liên hệ với đơn vị chuyên môn để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm, xác định bệnh. 

Ghi nhận ở các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, hầu hết chủ trang trại đều có sự chuẩn bị, sẵn sàng về vật tư thú y, thuốc khử trùng, vôi bột... Bên cạnh đó là sự chủ động trong phòng ngừa dịch bệnh và tự trang bị kiến thức, thông tin cần thiết về dịch bệnh. Khi hỏi về các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn, triệu chứng, bệnh tích điển hình, cách phòng ngừa, xử lý..., các chủ trang trại đều nắm rõ và có phương án theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. 

 

 

 

Vi Ngoan
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Đồng Hỷ phát triển vùng cây ăn quả chủ lực

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.

  • TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 - giống lúa thế hệ mới

    TBT132 là giống lúa được người sản xuất bún, bánh ở miền Trung rất chuộng. Theo tính toán, 1 kg gạo TBT132 sẽ làm ra hơn 3kg bún tươi, nhiều hơn so với các loại gạo khác từ 10 - 15%.

  • Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Huyện Diễn Châu triển khai sản xuất gần 10.000ha vụ hè thu

    Vụ hè thu, huyện Diễn Châu (Nghệ An) gieo trồng 9.840ha, chủ lực là cây lúa với 6.411ha, 1.700ha vừng, 500ha rau màu, 400ha dưa và 670ha ngô, đậu đỗ...

  • Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Nông dân 8X mở hướng phát triển kinh tế từ chim bồ câu

    Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã “quét sạch” trang trại lợn, gia đình anh Nguyễn Sỹ Điều chuyển hướng đưa giống chim bồ câu Pháp vào chăn nuôi.

  • Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

    Đam mê nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, anh Trần Văn Quý ở xã Thuận Minh (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, làm giàu trên đồng đất quê hương.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

Top