Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2021 | 15:18

Dấu ấn nông thôn mới ở Cẩm Xuyên: Khơi sức dân

Trong điều kiện kinh tế, nguồn lực còn khó khăn thì việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân đồng tình, ủng hộ chủ trương và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là cách làm hiệu quả ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

t16.jpg
Phong trào xây dựng NTM ở Cẩm Xuyên lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân.

 

Khơi sức dân làm nền tảng

Cẩm Xuyên bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đạt NTM với xuất phát điểm thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm sáng tạo, bài bản, đến nay, Cẩm Xuyên đã huy động được tổng lực, tạo chuyển biến rõ nét trong Chương trình xây dựng NTM.

Tuyên truyền, vận động thay đổi tư duy, nếp nghĩ để người dân đồng tình, ủng hộ chủ trương và tích cực tham gia xây dựng NTM là cách làm hiệu quả của Cẩm Xuyên trong lúc điều kiện kinh tế, nguồn lực tại nhiều địa phương còn nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Nam (thôn Tam Đồng, xã Cẩm Vịnh) phấn khởi chia sẻ: “Người dân chúng tôi xác định đóng góp xây dựng NTM trước hết là làm cho mình hưởng. Phát huy vai trò là chủ thể, chúng tôi không ngại khó khăn, đoàn kết, đồng lòng, hăng hái tham gia xây dựng NTM. Người có công góp công, người có của góp của, với quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp…”.

Với trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM - đô thị văn minh” gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, Cẩm Xuyên đã huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị cùng vào cuộc.

Hơn 10 năm xây dựng NTM, tổng nguồn lực huy động đạt gần 3.100 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp 776,29 tỷ đồng, gồm: tiền mặt 355,454 tỷ đồng; ngày công quy ra tiền 245,53 tỷ đồng; hiến đất, tài sản trị giá 175,305 tỷ đồng).

Đến nay, toàn huyện có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 18 xã và 325 tiêu chí so với đầu nhiệm kỳ), được tỉnh đánh giá là một trong những huyện nằm trong tốp đầu về việc hoàn thành số lượng tiêu chí so với đầu nhiệm kỳ.

 

t16a.jpg

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên thường xuyên xuống cơ sở động viên nhân dân ra quân xây dựng NTM.

 

Ông Phan Thanh Long, Chủ tịch UBMTTQ huyện Cẩm Xuyên, cho biết: “Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, MTTQ các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp được trên 713,195 tỷ đồng, hàng vạn ngày công lao động, vận động nhân dân hiến trên 953.459m2 đất để làm đường giao thông và xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương. Chưa bao giờ sức dân được phát huy mạnh mẽ như nhiệm kỳ qua. Sự đồng thuận của người dân còn góp phần xây dựng nhiều nhà văn hóa, những công trình dân sinh quan trọng, mà ở đó, chính họ là chủ thể và là người hưởng lợi”.

Cán bộ là gốc của mọi công việc

“Yếu tố quyết định thành công của chúng tôi là: cán bộ nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm; người dân vào cuộc, chung sức, đồng lòng và tất cả vì NTM... Tất cả đã tạo nên sức mạnh nội sinh, yếu tố mang tính tiên quyết đưa đến thành công, bền vững của xây dựng NTM, để Cẩm Xuyên tự tin cán đích huyện đạt chuẩn NTM, biến mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015 - 2020 thành hiện thực”, Bí thư Huyện ủy Phạm Đăng Nhật chia sẻ.

Theo ông Nhật, để có được điều đó, huyện đã đưa ra quan điểm, chiến lược, tập trung thu hút các dự án lớn nhằm tạo đòn bẩy, chú trọng quy hoạch, chỉnh trang thị trấn và các xã; vận dụng linh hoạt các nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân trong xây dựng NTM; giúp thay đổi tư duy để người dân thấy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Do đó, người dân tin và tự nguyện làm theo. Để chương trình phát huy tính ưu việt, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu đi đầu; thường xuyên bám sát địa bàn, tuyên truyền, giải thích, vận động để tự người dân thấy được những lợi ích do NTM mang lại. Nếu không được sự ủng hộ của người dân, thiếu đi sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM ở Cẩm Xuyên khó mà thành hiện thực.

Điều quan trọng là, quan điểm chỉ đạo và cơ chế, chính sách đi kèm để người dân khí thế vào cuộc. Đối với những nơi khó khăn, huyện sẵn sàng điều động cán bộ cấp trên về để dân đồng thuận hơn. Khi Đảng dẫn đường, sức dân được khơi dậy, cán bộ tâm huyết thì việc khó mấy cũng thắng lợi.

Ở huyện Cẩm Xuyên, ngoài sự tham gia của các đoàn/tổ công tác, Ban Thường vụ Huyện ủy còn tăng cường việc kiểm tra, giám sát thông qua những ngày thứ 7 về cơ sở, ngày mà toàn bộ cán bộ từ huyện đến xã xuống thôn và đến tận hộ gia đình vừa chỉ đạo, vừa xắn tay cùng các địa phương xây dựng NTM. Các tổ công tác gắn với vai trò, trách nhiệm đứng đầu tổ của các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ thành, thị, huyện ủy cùng đội ngũ cán bộ các phòng, ban đã giúp nhiều địa phương gỡ khó, hoàn thành từng tiêu chí chương trình xây dựng NTM.

Toàn huyện thường xuyên tổ chức đối thoại tại 23 xã, thị trấn, ngoài các vấn đề được trả lời, giải quyết trực tiếp tại chỗ thì các nội dung khác được tổng hợp và xử lý bằng văn bản. Qua các cuộc làm việc, đối thoại ở cơ sở, một số địa phương đã chủ động kiểm điểm trách nhiệm từ ban thường vụ, ban chấp hành và cá nhân các đồng chí lãnh đạo để đánh giá, phân tích, xác định rõ trách nhiệm, điều chỉnh phương thức, phong cách lãnh đạo, điều hành.

“Để thành công, không có sức mạnh nào bằng khơi dậy sức dân, bằng những quyết sách ở tầm vĩ mô, bằng tư duy của cán bộ cơ sở biết “nghe dân nói”, “nói dân hiểu”, “hiểu được dân làm”, “cầm tay chỉ việc” cho dân. Những gì đang tồn tại kịp thời được bổ cứu, dân làm tốt, lấy đó làm bài học kinh nghiệm, nhân lên điển hình. Bên cạnh đó, một đội ngũ cán bộ biết rèn đức, luyện tài, đặc biệt, không mắc bệnh quan liêu, sống xa dân, cũng góp phần tạo thế đứng cho Cẩm Xuyên hôm nay”, Bí thư huyện ủy Phạm Đăng Nhật nhấn mạnh.

 

Bài 2: Hành trang đến huyện NTM

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top