Liên quan tới thương vụ mua AVG, Viện kiểm sát xác định bị cáo Nguyễn Bắc Son có vai trò quyết định, đứng đầu trong việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, vì mục đích tư lợi nhận hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ nên đề nghị mức án tử hình.
Ngày 20/12/2019, là ngày thứ 4 diễn ra xét xử đối với 14 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Trước khi bước vào tranh tụng, Viện kiểm sát (VKS) cho rằng kết quả điều tra, thẩm vấn công khai tại tòa xác định hành vi phạm tội của các bị cáo phù hợp với nội dung bản cáo trạng.
Theo VKS, năm 2015, Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỉ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Bộ TT&TT là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện dự án các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá.
Sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại hơn 6.500 tỉ đồng. Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố.
Theo VKS, các bị cáo hầu hết giữ chức vụ cao nhưng đã lợi quyền hạn được giao, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước, ảnh hưởng niềm tin của quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận xấu cho xã hội.
Trong thương vụ AVG, ông Nguyễn Bắc Son với chức vụ bộ trưởng, là người có chức vụ quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG bất chấp quy định của pháp luật.
Ông Son có hành vi quyết liệt, có mục đích tư lợi chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án và đã nhận của Phạm Nhật Vũ số tiền 3 triệu USD. Mặc dù ông Son đã có huân chương, bằng khen…, có những tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên với những thành tích đóng góp đó cùng cương vị đứng đáng lẽ phải là tấm gương trung thực tận tâm phục vụ đất nước nhưng đã có những hành vi sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt lớn.
Quá trình điều tra, ông Son khai nhận hành vi phạm tội nhưng tại tòa bị cáo lúc thừa nhận nhưng lúc lại phủ nhận một phần, điều này cho thấy bị cáo chưa thực sự ăn năn, chưa nhận thức hành vi phạm tội nên chưa đủ được hưởng mức khoan hồng, cần xử phạt nghiêm khắc.
Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên bị cáo Nguyễn Bắc Son 16-18 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và mức án tử hình về tội nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt bị cáo Son bị đề nghị mức án tử hình.
Viện kiểm sát cũng đề nghị cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn 6-7 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và 8-9 năm tù về tội nhận hối lộ; bị cáo Cao Duy Hải - cựu tổng giám đốc MobiFone - bị đề nghị mức án 14-16 năm tù và bị cáo Phạm Nhật Vũ mức án 3-4 năm tù.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.