Để xảy ra vi phạm TTXD trên đất nông nghiệp vẫn được điều chuyển làm trưởng phòng… xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Trưởng Ban Tuyên giáo huyện xây nhà trên đất nông nghiệp
Thân là Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lộc Bình, Lạng Sơn nhưng lại xây dựng nhà trên đất nông nghiệp… mặc dù đã tự phá mái nhà, cải tạo thành nhà kho phục vụ chăn nuôi những vẫn bị xem xét xử lý.
Một lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lộc Bình, Lạng Sơn thông tin báo chí; căn cứ theo phụ lục số 1 giải thích cách xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, loại đối tượng quản lý đất bàn hành kèm Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và xác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Cụ thể, theo phụ lục này thì đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi.
Phần ngôi nhà sau khi phá mái, cải tạo thành nhà kho phục vụ chăn nuôi của gia đình ông Thuận.
Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lộc Bình khẳng định: Do ông Thuận đã được UBND huyện Lộc Bình cho phép chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác nên được phép xây dựng công trình phục vụ chăn nuôi tại diện tích trên.
Ông Hoàng Văn Chiều, Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình khẳng định: UBND huyện Lộc Bình cũng đã chỉ đạo kiểm tra công trình trên.
Đến nay, gia đình ông Thuận đã ý thức được việc làm của mình và tự khắc phục hậu quả bằng cách phá bỏ phần mái nhà hình chữ A, trước đó được thiết kế theo kiểu nhà vườn, mái thái.
Đồng thời cải tạo ngôi nhà trên thành nhà kho, phục vụ chăn nuôi lợn nên sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cận cảnh phần mái nhà sau cải tạo của gia đình Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lộc Bình.
“Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể, liên quan đến vụ việc này sẽ được huyện Lộc Bình xem xét tại buổi đánh giá, xếp loại công chức cuối năm sắp tới”, ông Hoàng Văn Chiều nói.
Trước đó, Ông Lô Văn Thuận đã mua diện tích đất rừng rộng 1.019 m2. Sau đó, ông Thuận đã chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác rồi mở đường, xây dựng nhà mái Thái rộng khoảng 100 m2 tại đây.
Tuy nhiên, lý giải việc làm của mình, ông Thuận cho rằng việc xây nhà của gia đình không phải để ở mà để phục vụ chăn nuôi lợn.
Nhiều tập thể, cá nhân bị kiểm điểm
Liên quan các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, mới đây UBND huyện Như Xuân - Thanh Hóa vừa có kết quả xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân.
Qua đó, ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết, “đã có báo cáo kết quả xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đối với các công trình xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện Như Xuân” trong những năm qua. Nhiều phòng ban, xã và cá nhân liên quan đều bị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm.
Theo đó, 17 tập thể bị kiểm điểm gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, tập thể UBND các xã: Thượng Ninh, Tân Bình, Bình Lương, Cát Vân, Cát Tân, Bãi Trành, Xuân Bình, Xuân Hòa, Hóa Qùy, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Xuân, Thanh Sơn.
Trong đó, 32 cá nhân bị kiểm điểm gồm: Trưởng các phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, cá nhân Chủ tịch và Công chức địa chính xây dựng – Môi trường UBND các xã nói trên.
Bên cạnh đó, UBND huyện Như Xuân đã xử lý 109 hộ gia đình, cá nhân vi phạm không thuộc và phạm vi đất của các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý cùng 562 trường hợp vi phạm trên diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ. Trong đó, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa là 298 hộ; Vườn quốc gia Bến En 188 hộ.
UBND huyện Như Xuân cho biết, các tập thể, các nhân nói trên đã bị kiểm điểm trách nhiệm do liên quan đến sai phạm xảy ra trong nhiều năm qua, đồng thời xử lý nghiêm các hộ gia đình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình đã chủ động tháo dỡ công trình, một số hộ chưa tiến hành xử lý do làm ăn xa, sắp tới sẽ xử lý dứt điểm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.