Một điều không thể phủ nhận có sự tiếp tay, cố tình buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, vì hàng nghìn m2 đất đồi, đất nông nghiệp bị chiếm dụng bằng nhiều hình thức như hợp thức hóa giấy tờ, cố tình xây dựng kiểu “cú đấm ăn xôi” của các hộ dân.
“Bất lực hay bất nhãn” để biệt thự mọc trên đất nông nghiệp
Với lý do đang trong giai đoạn cách ly xã hội nên một số doanh nghiệp tư nhân tự ý tổ chức thi công xây dựng trái phép. Nhưng liệu, có bao nhiêu người sẽ tin, khi đội ngũ cán bộ, phòng ban chuyên môn được giao nhiệm vụ chính là phụ trách xây dựng, quản lý đất nông nghiệp lại có thể nói không biết hoặc “mượn nước đẩy thuyền” đang trống dịch nên không biết.
Qua đó, những cán bộ được giao phụ trách chuyên môn của địa phương đã “vô hình trung” đi ngược lại với chỉ đạo của Thủ tướng khi để cho doanh nghiệp tư nhân bất chấp các chỉ đạo, ngang nhiên xây dựng trái phép ngay cả trong giai đoạn cách ly xã hội.
Cụ thể, dự án nhà ở thương mại tại tổ dân phố 7, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột do Cty Nam Sơn làm chủ đầu tư trên diện tích 8,6 ha, còn nguyên thổ là đất nông nghiệp (đất rẫy cà phê).
Năm 2018, khi mới chỉ có chủ trương thực hiện dự án, chủ đầu tư đã triển khai rầm rộ các hạng mục hạ tầng, các công trình nhà ở biệt thự trên đó. Toàn bộ diện tích làm dự án của Cty Nam Sơn chưa được cấp có thẩm quyền giao đất để chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở thương mại.
UBND tỉnh Đắk Lắk đã nhiều lần chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu Cty Nam Sơn dừng mọi hoạt động bên trong dự án, nhưng công ty này không chấp hành.
Đáng nói hơn, thời điểm cả nước đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, giãn cách toàn xã hội… Cty Nam Sơn vẫn cho công nhân xây dựng rầm rộ bên trong dự án này.
Đến nay, đã hết thời hạn theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk (tại công văn số 3407) yêu cầu các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ để Cty TNHH Xây dựng Nam Sơn (Cty Nam Sơn) làm các thủ tục chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị để thực hiện dự án nhà ở thương mại tại tổ dân phố 7, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột... vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục “rà soát lại”.
Trả lời báo chí mới đây, ông Bùi Hồng Quý – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại đất tại dự án nói trên.
“Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại cho kỹ. Trước mắt, trong thời gian này, cấm tuyệt đối Cty Nam Sơn triển khai xây dựng. Việc này tương đối phức tạp, cần phải rà sát tổng thể các vấn đề liên quan từ trước đến nay. Các sở, ngành cần phải có thời gian chuẩn bị cho kỹ” – ông Bùi Hồng Quý nói.
Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký công văn số 3407 (ngày 21/4/2020) chỉ đạo các sở, ngành, trong đó giao Sở TNMT thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất để Cty Nam Sơn thực hiện dự án nhà ở thương mại tại địa chỉ nói trên hoàn thành trước ngày 10/5/2020.
“Bản án” dành cho chủ rừng san đồi, đào ao xây khu sinh thái trái phép
Tự ý san đồi, đào ao xây khu sinh thái “chui” và sử dụng sai mục đích đất được giao khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, một chủ rừng ở Hà Tĩnh bị phạt 17,5 triệu đồng.
Ngày 16/5, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có quyết đinh xử phạt 17,5 triệu đồng đối với ông Trần Huy Giáp (trú TP Hà Tĩnh) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại khoảnh 3a, tiểu khu 123c, thôn Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc.
Cụ thể, ông Giáp đã sử dụng đất rừng sản xuất sang sử dụng mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, chủ rừng còn sử dụng đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp để làm nhà ở, mái che và lấn chiếm đất chưa sử dụng không nằm trong đất rừng được giao.
Quyết định xử phạt cũng nêu rõ chủ rừng phải khắc phục một số hậu quả như yêu cầu khôi phục tình trạng đất ban đầu đối với phần diện tích rừng sản xuất chuyển sang đất khác trong nhóm đất nông nghiệp
Đối với căn nhà được ông Giáp xây dựng kiên cố trên đất rừng trong vòng 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm phải làm các thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh hoặc cấp giấy phép. Nếu quá thời gian kể trên mà chủ rừng không xuất trình được giấy phép xây dựng thì buộc phải tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
Tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất với công trình bồn hoa lấn chiếm Hồ Trại Tiểu không nằm trong phần diện tích đất được giao.
Trước đó, ngày 13/4, báo chí đã phản ánh việc một chủ rừng tự ý thuê máy móc nhân công san đồi, đào ao, xây dựng nhiều hạng mục như nhà ở, chòi, bãi đỗ xe, bến thuyền làm khu sinh thái tại khu vực rừng lâm nghiệp tiểu khu 132C, cạnh hồ Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Cơ quan chức năng xác định việc chủ rừng tự ý thực hiện dự án từ khi chưa hoàn thiện thủ tục là chưa phù hợp. Đầu tháng 3, Kiểm lâm Can Lộc phối hợp UBND xã Mỹ Lộc từng lập biên bản, đình chỉ thi công 2 lần nhưng chủ rừng vẫn cho thực hiện.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh sau đó chủ trì cùng cơ quan chức năng xác định 11,84 ha đất rừng tại tiểu khu 132C ở xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, được giao cho ông Trần Hữu Giáp. Ngoài 6,24 ha đã trồng rừng, còn 5,6 ha chưa có rừng ông Giáp đã tự ý thuê máy san gạt, đào ao, đắp ao hồ, làm nhà.
Cơ quan chức năng Hà Tĩnh đề nghị UBND huyện Can Lộc ban hành quyết định đình chỉ các hoạt động vi phạm trên đối với chủ rừng và hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý nghiêm vi phạm, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.