Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 12 năm 2019 | 10:11

Đô Lương (Nghệ An): Xe tải cày nát đường, dân kêu không thấu?

Báo Kinh tế nông thôn liên tiếp nhận được phản ánh, kiến nghị của người dân xóm 4, xã Mỹ Sơn (Đô Lương - Nghệ An) về tình trạng xe tải chở đất đá, che đậy sơ sài làm đất đá rơi xuống đường, bụi bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Có mặt tại xã Mỹ Sơn những ngày cuối năm 2019, ghi nhận tại hiện trường thì đúng như những gì người dân nơi đây phản ánh. Xe tải vẫn chở đá tung bụi mù mịt, cày nát đường giao thông, đặc biệt đoạn qua ngã tư gần chợ Đồn, xã Mỹ Sơn.

Theo như đơn kiến nghị của người dân xã Mỹ Sơn thì, trong thời gian dài, các xe chở đất đá của các doanh nghiệp trên địa bàn không che đậy, hoặc che đậy sơ sài, không tưới nước, để đất đá rơi vãi, bụi bay mù mịt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ngày 24/9/2018, UBND huyện Đô Lương nhận được đơn kiến nghị của ông Đặng Văn Tú (xóm 4, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) với nội dung: “Hiện đoạn đường xóm 4, xã Mỹ Sơn xe tải chạy nhanh, chạy không giờ giấc, đất đá trên xe đổ ra đầy đường bắn vào nhà các hộ dân”.

Sau đó, UBND huyện Đô Lương có Công văn số 508/UBND-KTHT trả lời đơn kiến nghị của ông Đặng Bá Tú (xóm 4, xã Mỹ Sơn): Đoạn đường mà công dân phản ánh là đoạn góc cua tại xóm 4 thuộc tuyến đường Nhân Sơn – Đại Sơn được chuyển thành đường Tỉnh lộ NT533 tại Quyết định số 4064/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh Nghệ An. Hiện nay, tình trạng xe vận chuyển đá từ các mỏ đá trên địa bàn Trù Sơn, Mỹ Sơn hoạt động nhiều, đất đá rơi trên xe xuống mặt đường, bụi bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường, gây hư hỏng mặt đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân là có. UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo, Công an huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp xe chở quá tải quá khổ, không phủ kín bạt để đất đá rơi vãi trên đường. Yêu cầu doạnh nghiệp khai thác đá phải cam kết bán sản phẩm theo đúng tải trọng cho phép của xe vận chuyển.

80698579_1012296779136176_6266292576886718464_n.jpg
Đơn kiến nghị của ông Đặng Bá Tú (xóm 4, xã Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An) gửi cơ quan báo chí.

Ông Đặng Bá Hưu, 79 tuổi, nhà gần ngã tư chợ Đồn bức xúc: “Những cánh đồng ở đây bám đầy bụi, cây cối thì bạc phếch... và cũng nhờ báo chí lên tiếng chứ chúng tôi kêu xã, kêu huyện mãi mà không thấu”. Anh Đặng Bá Tú (xóm 4, xã Mỹ Sơn), đưa cho chúng tôi xem văn bản 508 của UBND huyện Đô Lương và nói: “Huyện đã chỉ đạo đã hơn một năm nay, nhưng tình trạng này không hề chấm dứt”.

img_2588.JPG
Ông Đặng Bá Hưu (xóm 4, xã Mỹ Sơn, Đô Lương) cho biết: "đường thì đất đá vung vãi, nhà thì bụi bặm bám dày cụm, đến bao giờ người dân chúng tôi mới thoát được cảnh như thế này"

Người dân nơi đây còn cho biết thêm: “Nhiều lần thanh tra giao thông lên để bắt xe vi phạm thì tình trạng trên có giảm, tuy nhiên, sau khi thanh tra rút về thì đâu lại vào đấy”.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Đặng Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn phân trần: “Những xe đấy là xe chở vật liệu từ địa phương khác đi qua đây, xã không có thẩm quyền dừng xe, làm việc”.

img_2590.JPG
Con đường xóm 4 (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) "gày trơ xương" oằn mình mỗi khi xe tải chở đá chạy qua

Đề nghị UBND huyện Đô Lương, các ngành chức năng của huyện khẩn trương xử lý, chấm dứt tình trạng trên, trả lại môi trường trong lành cho người dân xóm 4, xã Mỹ Sơn, tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

Bá Minh - Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top