Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 1 năm 2019 | 1:27

Đông Anh: Cty Ngọc Mừng xây dựng trang trại khi chưa được phê duyệt?!

Xuất hiện nhiều hạng mục xây dựng trang trại của Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng (thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông An, Hà Nội) nằm trên đất nông nghiệp.

Mô hình trang trại của Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng rộng gần 1ha với tường bao vây kín, phía trong có một căn nhà kiên cố sử dụng làm văn phòng. Ngoài ra, trang trại còn có nhiều hạng mục xây dựng được phân thành khu chăn nuôi và khu ấp trứng… nằm ở giữa cánh đồng thôn Hà Lỗ. Chỉ có một con đường độc đạo để vào khu vực này.

an.jpg
Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng chưa được phê duyệt dự án nhưng đã xây dựng và đi vào hoạt động từ lâu. Ảnh TTTĐ

"Trang trại này đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ rất lâu nhưng cho tới nay chưa hề được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt dự án. Tất cả những công trình xây dựng đều là xây dựng trên đất nông nghiệp. Sai phạm diễn ra ngay trước mắt UBND xã Liên Hà nhưng không hề bị xử lý, thậm chí chính quyền địa phương còn đang có dấu hiệu của việc hợp thức hóa sai phạm", Báo TTTĐ thông tin.

Trước thông tin trên, trả lời báo chí, ông Phạm Văn Tam, cán bộ địa chính xã Liên Hà cho biết: “Công ty đã đi vào hoạt động và được chấp thuận mồm, chưa được chấp thuận bằng văn bản. UBND xã đã thiết lập hồ sơ trình cấp huyện”.

an1.jpg
 Ảnh TTTĐ

Về nguồn gốc đất, ông Tam cũng cho biết, đây là đất nông nghiệp, giao theo nghị định 64. Như vậy, chính quyền địa phương đã xác định gần 1ha trang trại với nhiều công trình xây dựng của Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng là xây dựng trên đất nông nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là tại sao UBND xã Liên Hà để việc này tồn tại trong thời gian dài mà không xử lý? Đến nay lại có ý định hợp thức hóa sai phạm bằng việc lập hồ sơ trình cấp huyện, gửi báo cáo đề nghị huyện phê duyệt dự án.

 

Nha Trang (Khánh Hòa): Nhiều nhà đầu tư đang xẻ đồi xây biệt thự, resort, người dân “lo sợ” mất an toàn

Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, TP Nha Trang hiện có 7 dự án đang thi công trên núi, đồi; đó là chưa kể các dự án mới thỏa thuận với chủ đầu tư, mới có quy hoạch, chưa thi công. Khu vực núi Chín Khúc ở phía Tây Nam TP Nha Trang, nơi có nhiều nhà đầu tư san ủi làm làng biệt thự, khu đô thị...

an3.jpg
Ảnh Minh Hoàng - news.zing.vn

7 dự án xây trên núi, đồi ở phố biển Nha Trang gồm Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú (phường Vĩnh Hòa); khu biệt thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh (xã Vĩnh Ngọc); khu đô thị sông núi Vĩnh Trung (xã Vĩnh Trung); khu đô thị Nha Trang River Park; trang trại Đất Lành (xã Vĩnh Thái); khu biệt thự Haborizon Nha Trang (xã Phước Đồng).

Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú Nha Trang xây dựng trên núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa), nơi xảy ra sự cố vỡ hồ bơi làm chết 4 người và sập 10 căn nhà trong ngày 18/11/2018. Khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú Nha Trang. Công trình có diện tích gần 11,6 ha, có tổng vốn hơn 200 tỷ đồng. Dự án được thiết kế xây dựng với 380 căn nhà phố, biệt thự cao cấp và nhiều hạng mục.

Nghệ An: Tự ý xây dựng công trình trên đất công để kinh doanh

Khu Đô thị Nam Lê Lợi do Công ty CP Xây dựng địa ốc Bến Thành (Cty Bến Thành) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 418/QĐ.UBND-XD ngày 26/01/2016. Theo đó đất xây dựng khu tái định cư (tổng cộng 20 lô) là 2.012,35m2; đất xây dựng khu ở mới (tổng cộng 356 lô bao gồm đất xây dựng nhà ở biệt thự, đất xây dựng nhà ở liền kề, đất xây dựng giao thông, mương) có diện tích 80.674,42m2; đất xây dựng các công trình công cộng (nhà văn hóa, đất cây xanh, khu thể dục thể thao, đất mở rộng trường tiểu học và trung học cơ sở Lê Lợi) có tổng diện tích 9.943,20m2.

Tháng 4/2018, Cty Bến Thành đã hoàn thành 100% việc chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các hộ dân cũng như kinh phí hoạt động bồi thường với tổng số tiền lên đến hơn 39 tỉ đồng.

Sau khi bồi thường GPMB chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Vào khoảng đầu tháng 8/2018, các hạng mục này hoàn thành được kiểm tra, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Ngày 10/8/2018, tại hiện trường khu đất thuộc dự án Khu đô thị Nam Lê Lợi, Cty Bến Thành đã tiến hành bàn giao phần đất thuộc hạng mục xây dựng công trình công cộng cho UBND phường Lê Lợi quản lý gồm: đất mở rộng trường tiểu học Lê Lợi 2.700,10m2, đất xây dựng nhà văn hóa (2 nhà) 2.246,20 m2, đất xây dựng cây xanh, khu TDTT 4.996,90 m2. Tổng cộng 3 khu đất này có diện tích 9.943,20 m2. Hiện nay phần diện tích mở rộng trường tiểu học, trung học cơ sở Lê Lợi đã được xây dựng, 2 nhà văn hóa thì vẫn “án binh bất động”.

Riêng gần 5.000 m2 đất xây dựng hạng mục cây xanh, TDTT bị UBND phường Lê Lợi “liên kết” với một cán bộ Đội quy tắc đô thị của phường này “băm nát”, xây dựng hàng loạt công trình không phép. Ngoài ra, một số hạng mục đang xây dựng không có trong quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 418/QĐ.UBND-XD ngày 26/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An.

222.jpg
(Ảnh minh họa)

Sau khi tiếp nhận khu đất vàng gần 5.000 m2, UBND phường Lê Lợi mà đứng đầu là ông Thái Giáp Vinh – Chủ tịch UBND phường đã “liên kết” với ông Nguyễn Đình Sơn (nhân viên Đội quy tắc đô thị của phường) này tiến hành xây dựng một nhà điều hành, hai sân bóng nhân tạo, một sân bóng chuyền rộng hàng ngàn m2. Tính đến thời điểm này, các công trình trên đã hoàn thành.

Không dừng lại ở đó, hiện nay ông Nguyễn Đình Sơn còn tiếp tục đào múc, đổ trụ xây dựng một bể bơi có diện tích hàng trăm m2. Toàn bộ việc làm sai trái này của ông Sơn không gặp bất cứ một trở ngại nào từ UBND phường Lê Lợi cũng như đội Quản lý trật tự đô thị (QLTT ĐT) TP Vinh, các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An. Gọi là “liên kết”, “xã hội hóa” nhưng hiện nay trên giấy tờ pháp lý hay các văn bản đều không thể hiện việc UBND phường Lê Lợi đã ký hợp đồng giao khu đất “vàng” này cho ông Nguyễn Đình Sơn. Việc xây dựng nhà điều hành, hai sân bóng nhân tạo, hồ bơi là sự “thỏa thuận ngầm” giữa lãnh đạo phường và nhân viên cấp dưới của mình?.

Trả lời báo BVPL, ông Thái Giáp Vinh - Chủ tịch UBND phường Lê Lợi, thừa nhận, các công trình trên chưa có giấy phép xây dựng; hồ sơ, thủ tục đang “nằm” trên phòng Quản lý đô thị thành phố, chưa được ký duyệt.

Việc UBND phường Lê Lợi “liên kết” với cán bộ Đội quy tắc phường xây hàng loạt công trình không phép, không phù hợp quy hoạch chung mà UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt vì sao vẫn chưa được xử lý, một cán bộ Đội QLTTĐT TP Vinh cho biết: Sai phạm xảy ra đã rõ ràng nhưng bây giờ không thể xử phạt được ông Nguyễn Đình Sơn mà chỉ xử phạt được hành vi xây dựng trái phép của UBND phường Lê Lợi. Trên các giấy tờ, văn bản pháp luật chưa thể hiện khu đất này đã được giao cho ông Sơn nên không thể xử phạt được cá nhân?

 

 

 

Hữu Thắng (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top