Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 7 năm 2019 | 16:51

Đông Anh: Nhiều bài học hay từ xây dựng nông thôn mới

Hôm nay 31-7, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” trên địa bàn huyện.

Tdong-anh-nong-thon-moi.jpgLãnh đạo Thành ủy tặng hoa chúc mừng Hội nghị

 

Huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
 
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, trước khi thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Đông Anh là một huyện còn rất nhiều khó khăn.
 
dsc_4845.JPG
Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình 02- CTr/TU
Khi triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, toàn huyện Đông Anh có 23/23 xã có nhiều tiêu chí đạt thấp như giao thông, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, thủy lợi, quy hoạch…
 
Xác định Chương trình 02 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” là nhiệm vụ quan trọng toàn khóa, Huyện đã xây dựng Chương trình công tác trọng tâm theo mỗi nhiệm kỳ, có kế hoạch hàng năm, xây dựng từng nhiệm vụ cụ thể, có báo cáo đánh giá công việc theo từng gia đoạn theo tiến độ thực hiện.
 
 
dsc_4866.JPG
UVTWĐ, Phó Bí thư TT Thành Ủy Ngô Thị Thanh Hằng tham quan các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của huyện

 

Tăng cường công tác vận động nhân dân, chính quyền, các đơn vị, doanh nghiệp… trên địa bàn quận tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới.
 
Từ năm 2011 đến nay đã huy động được từ nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn Huyện được 344 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 48,4ha đất nông nghiệp để làm đường giao thông, ủng hộ 302.107 ngày công làm đường.
 
 
dsc_4909.JPG
Sản phẩm ống hút bằng nguyên liệu ngũ cốc 

 

Trong cuộc vận động này đã nổi lên nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất cho chương trình xây dựng nông thôn mới đó là hộ gia đình ông Hoàng Việt Hùng, ở xã Mai Lâm đã ủng hộ 10 tỷ đồng xây dựng Trạm Y tế; Công ty CP XNK Hà Anh; Công ty TNHH cơ khí xây lắp và thương mại Minh Cường; Công ty CP Bê tông Hà Thanh…
 
Năm 2016, Đông Anh là huyện thứ hai của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Hiện nay, Đông Anh có 22/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, riêng xã Dục Tú đang phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2019.
 
Cả hệ thống chính trị vào cuộc xây dựng nông thôn mới
 
Trong xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Anh chính là sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ chủ chốt chủ động, gương mẫu, quyết tâm cao; có ý thức chính trị và kiến thức về nông thôn mới.
 
dsc_4942.JPG
UVTWĐ, Phó Bi thư TT Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo
Chương trình 02-Ctr/TU
Công tác tuyên truyền được lãnh đạo Huyện rất coi trọng, để người dân hiểu và chủ động tham gia, chính quyền đi sâu đi sát và kiểm tra để  kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, khi nhân dân thấy hiệu quả sẽ có trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
 
dsc_4934.JPG
UVTWĐ, Phó Bí thư TT Ngô Thị Thanh Hằng tặng thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng nông thôn mới của huyện

 

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của huyện Đông Anh trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy.
 
dsc_4855.JPG
Các đại biểu tham dự Hội nghị

 

Huyện đã chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp với tình hình địa phương; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá của từng giai đoạn; tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, ủng hộ tích cực của nhân dân.
 
Trong nông nghiệp, huyện có bước phát triển vượt bậc, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sang thực hiện các mô hình kinh tế hiệu quả cao. Đến nay, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện đạt gần 1.800ha, thu nhập bình quân/ha canh tác đạt hơn 250 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt gần 2.500 tỷ đồng/năm.
 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình 02 của Đông Anh không của riêng huyện mà còn là bài học thiết thực cho các địa phương của Hà Nội trong thực hiện Chương trình 02.
 
Bên cạnh đó đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 02 trên địa bàn huyện, như: Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chưa cao, mới đạt hơn 50%. Bên cạnh đó, huyện cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động tới từng cộng đồng dân cư, từng hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới...
 
Để nâng cao đời sống người dân, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Đông Anh tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình của thành phố về giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn…
 
Thành phố ghi nhận và đánh giá cao Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận với hệ thống giải pháp thiết thực được thể hiện thông qua 12 đề án thành phần, 24 đề án xây dựng xã thành phường... Qua đó, không chỉ tạo diện mạo mới cho địa bàn mà còn bảo đảm xây dựng đô thị hiện đại, thông minh, bền vững...
 
Tại hội nghị, huyện Đông Anh đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy trên địa bàn huyện.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top