Đồng Nai: Cụ ông 20 năm “gánh đơn” kêu cứu đòi quyền sử dụng đất
Gần 20 năm qua, cụ Lý Văn Hơn (90 tuổi) “gánh đơn” đòi lại quyền sử dụng 208ha đất trồng cao su mà gia đình quản lý tại Đồng Nai nhưng đều “đứt gánh” giữa đường.
Báo Kinh tế nông thôn nhận được Đơn kêu cứu của cụ Lý Văn Hơn, ngụ tại 3/10 đường Hoàng Minh Chánh, ấp Đồng Nai, xã Hóa An (TP Biên Hòa, Đồng Nai) trình bày về việc gần 20 năm “gánh đơn” đến các cơ quan công quyền xin chính quyền vào cuộc xác minh, làm rõ việc 208ha đất trồng cao su của gia đình bị một số tổ chức, cá nhân xâm chiếm sử dụng vào mục đích riêng.
Trong khi vụ việc chưa được làm sáng tỏ thì tỉnh Đồng Nai có quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 34ha đất tranh chấp cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý.
Thu hồi đất không lý do, cũng không đền bù
Cụ Hơn cho biết: Cuối năm 1971, cụ mua tổng cộng 208,344 ha đất trồng cao su tại xã Tam An, huyện Long Thanh theo bản đồ 101 và khu đất tại bản đồ số 108, 109, 110 xã Tam Phước, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) của gia đình ông Đặng Văn Bá, ông Trần Văn Ngự Tự Du và bà Đặng Thị Hiệp khi đó là đồn điền cao su đang được canh tác, có trích lục địa bộ số 739-740-310 cấp ngày 26/12/1974 và số 314 ngày 10/01/1975 của Ty điền Biên Hòa.
Sau khi giao dịch mua bán hoàn thành, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất được thực hiện và đứng tên Lý Văn Hơn có trích lục địa bộ của Ty điền Biên Hòa. Từ đây, nghĩa vụ thuế được cụ Hơn đóng cho nhà nước đầy đủ đến hết năm 1976.
Thời gian tiếp theo, do thay đổi chính sách quản lý của nhà nước, 208ha đất trồng cao su của gia đình được cụ Hơn giao nộp cho HTX, trong đó 22,04ha được nhà nước chuyển giao cho Công ty Cao su Đồng Nai (thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam) sử dụng.
Tuy nhiên, việc đền bù cho cụ Hơn chưa được thực hiện thì tháng 2/1995, Tổng công ty Cao su Việt Nam có Công văn số 95/CSĐN gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Địa chính tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Long Thành với nội dung “trao trả lại 22,04ha đất cho chủ cũ” vì diện tích không nằm trong quy hoạch, yêu cầu ông Lý Văn Hơn liên hệ với cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục nhận lại quyền sử dụng đất cho gia đình.
Trước đó, cụ Hơn lo sợ quy trình thu hồi đất của nhà nước có sai sót, năm 1992, cụ Hơn có viết đơn trình UBND huyện Long Thành, Phòng Quản lý ruộng đất, UBND xã An Lợi, UBND xã Tam An xác nhận 22,04 ha đất tại hai địa phương trên đều do cụ làm chủ sở hữu.
Trong đơn xác nhận, UBND xã Tam An ghi chú rõ: “Qua đơn xin xác nhận đất của ông Lý Văn Hơn có kèm theo trích lục địa bộ (bản photo) số 739-740-310 do ông Phan Công Nghĩa ký ngày 26/12/1974 và bản đồ đồn điền cao su số 314 do đồng chí Lê Chí Thành ký có phần đất thuộc địa bàn xã Tam An. Thế nhưng, do không thuộc phần giải quyết của UBND xã Tam An nên xin chuyển lên cơ quan chức năng giải quyết”.
“Một điều lạ, năm 2010, Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai được UBND tỉnh Đồng Nai cấp quyền sử dụng đất lần một diện tích 34ha đất đang tranh chấp mà gia đình cụ Hơn viết đơn xin lại, đến ngày 8/9/2011, diện tích đất trên được đăng ký thay đổi lần 2. Thế nhưng, đến năm 2012, tỉnh Đồng Nai mới cho Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai thuê và việc thu hồi đất không có quyết định, chủ trương của tỉnh, việc đền bù cũng không được thông báo lần nào”, cụ Hơn cho biết thêm.
Đến nay, gần 20 năm cụ Hơn “gánh đơn” đến cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, đều bị từ chối giải quyết.
Nhiều câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng
Anh Thanh (con trai cụ Hơn) cho biết thêm: Hiện nay, ngoài việc tỉnh Đồng Nai cấp quyền sử dụng 34ha cho Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai sử dụng từ năm 2012 khi tranh chấp đất đang diễn ra thì còn hơn 176ha đất cao su còn lại/208ha đất ba tôi đứng tên, quản lý cũng bị Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai chiếm dụng không rõ lý do.
“Nhiều năm nay, Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai xây cổng, dựng trạm kiểm soát, tường rào ngăn cản gia đình tôi tiếp cận trên 176ha đất trồng cao su còn lại khiến chúng tôi vô cùng bức xúc, kiến nghị nhưng chưa được chính quyền xử lý”, anh Thanh chia sẻ thêm.
Gần 20 năm cụ Hơn “gánh đơn” đến cơ quan chức năng xin chứng minh khu đất 208ha là của mình quản lý sao chưa cơ quan chức năng nào vào cuộc? 34ha/208ha đất đang trong quá trình tranh chấp sao tỉnh Đồng Nai vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai? Việc thẩm định của cơ quan chức năng có đúng quy trình? Tổng công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai sử dụng hơn 176ha đất của gia đình ông Hơn có đúng không?...
Khi chúng tôi đem câu chuyện trên trao đổi, bà Lê Thị Thanh Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Tam An, cho biết: “Do tôi mới tiếp quản địa phương nên vụ việc gia đình cụ Hơn gần 20 năm “gánh đơn” xin lại đất mà phóng viên đề cập chúng tôi sẽ rà soát lại. Hiện tại, tôi đang có khách nên việc trao đổi thông tin cùng phóng viên không được thuận tiện, mong anh thông cảm”.
Bao giờ cụ Hơn mới tìm được công lý? Chúng tôi chờ câu trả lời từ các cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai để tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.