Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 5 năm 2019 | 21:1

Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng: Một mình một chợ… trúng thầu!

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 là đơn vị lập đề xuất cũng là doanh nghiệp duy nhất dự và trúng thầu cả 9 dự án sông Cầu với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Điều này có gì bất thường?

4.jpgNgày 25/12/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trao Giấy chứng nhận đầu tư, khởi công dự án số1 và số 5.

 

Chuyển đổi dự án “khủng”

Trên cơ sở đề xuất của Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) về Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (Dự án sông Cầu) theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP, ngày 21/7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 2511/UBND-TH về chủ trương giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án.

Ngày 25/8/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 2190/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đề xuất Dự án sông Cầu.

Theo Quyết định số 2190/QĐ-UBND, Dự án sông Cầu thuộc dự án nhóm A.

1.jpg
Với cách làm được cho là “nhanh như chớp” của UBND tỉnh Thái Nguyên, dư luận lo ngại có gì bất thường?

Trình tự thủ tục thực hiện các bước tiếp theo của dự án nhóm A phải xin ý kiến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư nên UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành chức năng và nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để chuyển đổi dự án đầu tư (nhóm A) thành đề án với 09 dự án nhóm B.

Ngày 11/10/2016, HĐND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 320/HĐND-KTNS đổi tên dự án thành đề án.

Đúng một ngày sau, ngày 12/10/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên  ban hành Quyết định số 2635/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở để lập đề xuất các dự án.

2.jpg
3.jpg
Tờ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên thể hiện rõ dấu hiệu lách luật khi chuyển từ dự án sang đề án.

 

Chỉ 6 ngày sau, ngày 18/10/2016 UBND tỉnh Thái Nguyên  ban hành 9 quyết định phê duyệt 9 đề xuất dự án. Trong ngày 18/10/2016, các đề xuất dự án được công bố trên mạng đấu thầu quốc gia.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt 9 đề xuất dự án được duyệt, nhà đầu tư đã tổ chức lập 9 báo cáo nghiên cứu khả thi của 9 dự án trình các cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt.

Ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 9 dự án. Rất nhanh chóng, chỉ một ngày sau, ngày 12/11/2016, 9 dự án này được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư trên mạng đấu thầu, thời gian sơ tuyển 30 ngày.

7.jpg
Sau gần 3 năm khởi công, dự án cấp bách của tỉnh Thái Nguyên vẫn dang dở, nhếch nhác.

Một mình “vẽ” gói thầu

Đến thời điểm đóng thầu, hết thời gian sơ tuyển (ngày 13/12/2016), chỉ có duy nhất nhà đầu tư mua hồ sơ mời sơ tuyển và nộp hồ sơ dự sơ tuyển là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8.

Sau khi sơ tuyển, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ định thầu và đương nhiên Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 là nhà đầu tư duy nhất trúng cả 9 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng khiến giới chuyên môn và dư luận lo ngại.

Rất nhanh chóng, UBND tỉnh Thái Nguyên ký kết thỏa thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngày 25/12/2016, chủ đầu tư và chính quyền địa phương long trọng khởi công dự án số 1, số 5.

Qua vụ việc, Liên doanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 là đơn vị lập đề xuất dự án (sau này gọi là các dự án) cũng là doanh nghiệp duy nhất dự sơ tuyển và trúng thầu cả 9 dự án gần 10.000 tỷ đồng.

Dư luận lo ngại, trong quá trình lập đề xuất dự án, Liên doanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 đã “vẽ” ra một dự án khá “đồ sộ” với tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

8.jpgNếu lũ lụt ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân dọc bờ sông Cầu đoạn chạy qua TP. Thái Nguyên, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Với tổng mức đầu tư lớn, nhiều nhà đầu tư khác sẽ không đủ năng lực tài chính để tham gia, lúc này chỉ có Liên doanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 dự và trúng thầu. Kéo theo đó, quỹ đất mà UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho liên danh này là không hề nhỏ.

Đặc biệt, việc làm được cho là “nhanh như chớp” của UBND tỉnh Thái Nguyên, từ khi có văn bản giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án (ngày 21/7/2016) đến khi khởi công dự án (ngày 25/12/2016), chỉ vẻn vẹn có 5 tháng 4 ngày.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về sự việc trên.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top