Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, hai dự án resort liên tục đào đất đồi, san ủi đất sát mép nước hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Người dân phản ánh, hai dự án resort này đã san lấp, đổ đất xuống hồ Đồng Mô để mở rộng diện tích. Tuy nhiên, điều khó hiểu là việc hai dự án này lấp diện tích mặt nước bao nhiêu thì dù có kiểm tra nhưng các cơ quan quản lý không có con số cụ thể.
Theo thực tế quan sát của PV Lao Động và người dân sống quanh hồ chứng kiến, ít nhất hàng nghìn m2 mặt nước hồ Đồng Mô đã bị xoá sổ hoàn toàn trong một tháng trở lại đây.
Hiện trường lấp hồ
Trước cổng sân golf Đồng Mô có con đường nhỏ chạy dài bao bọc quanh hồ Đồng Mô. Cách cổng sân golf chỉ chừng 2 km là Văn phòng dự án Resort Spa Cây Bồ Đề của Cty CP Thương mại Đồng Mô.
Đối diện văn phòng dự án là cánh cổng khép kín. Bên trong cánh cổng là khoảng đất rộng tới hàng nghìn mét vuông đã được san ủi, đang trồng cây.
Tại đây, nơi Cty CP Thương mại Đồng Mô làm chủ đầu tư xây dựng resort với diện tích 3,9ha, một phần đồi Mơ đã bị san gạt làm mặt bằng, mặt đất đỏ sẫm, mềm nhũn, mỗi bước đi đều để lại dấu chân.
Bên trong dự án Resort Spa Cây Bồ Đề của Cty CP Thương mại Đồng Mô, cách đây 1 tháng, chủ đầu tư đã tiến hành san đồi trồng cây.Phía xa sát mép nước hồ Đồng Mô là hàng loạt cây cọ mới được được trồng. Người dân ở đây cho biết, mới chỉ cách đây 10 hôm, khi đêm đến là hàng đoàn xe ủi, máy xúc liên tục quần thảo xẻ đồi để tạo dựng mặt bằng mới.
Đó là phía trên cạn, ở dưới nước thì cảnh lấp hồ còn rõ ràng mồn một. Sáng 19.6, ông Lưu Đình Hồng, là ngư dân hồ Đồng Mô, đi thuyền máy cùng PV Lao Động tới hiện trường các vụ san lấp hồ. Ông Hồng là ngư dân đã sống từ nhỏ tại hồ Đồng Mô, hiểu rõ luồng lạch từng con nước, nhắm mắt cũng nhớ từng ụ đất, góc cây trên hồ.
Tại dãy đồi Mơ, ông Hồng chỉ ra dãy cọc mới dựng sáp mép nước và nói, toàn bộ dãy cọc dựng lên để đổ đất mới lấp hồ. Dãy cọc này có độ dài hàng trăm mét, chạy dọc một phần khu đồi Mơ. Ông Hồng nói, trước đây, mép nước lên quá phần dãy cọ, nhưng nay, dãy cọ chỉ còn cách mép nước vài mét.
Dự án Resort Spa Cây Bồ Đề nhìn từ giữa lòng hồ, hàng loạt cọc gỗ đã được dựng lên để chủ đầu tư gia cố nền đất mới đổ. Ảnh: T.C-C.NTừ khu vực đồi Mơ, đi thuyền lên chỉ vài trăm mét là hiện trường đang xây dựng biệt thự của Cty CP Đầu từ xây dựng Đông Sơn. Cty này trước nay nổi tiếng với khu resort G9 đã đi vào hoạt động, trong đó dãy biệt thự Phan Thị.
Tại đây, từ xa đã hiện rõ phần thô của biệt thự xây dựng đang hình thành chỉ cách mép nước độ vài mét. Đi sát vào hiện trường xây dựng là tà luy đất mới hình thành, trên tà luy đã hình thành đường dạo chạy quanh. Ông Hồng nói, tà luy này được hình thành do đất xẻ đồi làm biệt thự đổ xuống.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.