Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2019 | 14:10

Duy trì, bảo tồn và phát triển giống gà Hồ tiến vua: Đâu là giải pháp?

Được dùng làm vật tiến vua từ trước thế kỷ 18; năm 2009, gà Hồ được chọn làm linh vật Thế vận hội Para Games châu Á. Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định bảo tồn và phát triển giống gà Hồ tại địa phương.

Bảo tồn tại nhà dân…

Ông Nguyễn Thế Công ở thôn Lạc Thổ Nam (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành) cho biết, ông nuôi gà Hồ 20 năm nay, lúc đầu chỉ nuôi dân dã, cổ truyền, có khi dừng 1- 2 năm lại nuôi tiếp. Lúc này, gà Hồ chưa được chú trọng, chỉ rẻ bằng gà ta, gà giống khoảng 10.000-15.000 đồng/con, gà thịt 30.000 - 40.000 đồng/con. Thời gian gần đây, đặc biệt là khi có quyết định bảo tồn và phát triển giống gà Hồ tại địa phương, gia đình đã chú trọng, chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Giá trị gà Hồ được trở về đúng với chất lượng của giống gà cổ quý hiếm.

 

img_6923.JPG
Ông Công (trái) trao đổi cách chăm sóc gà Hồ với hội viên.

 

Hiện, ông Công có 60 con gà Hồ thuần 100%, là một trong những hộ bảo tồn gà Hồ tốt nhất từ năm 2000 đến nay. Trong đó, gà bố mẹ 35 con, gà giống 17 con. Gà thịt có nhiều loại, giá gà tăng theo trọng lượng: 4kg/con, giá 450.000 đồng/kg; trên 5kg trở lên,  500.000-550.000 đồng/kg. Tính riêng dịp Tết Nguyên đán năm 2018, ông Công bán được 22 con, trọng lượng 5-5,5 kg/con. 

Tuy nhiên, cái khó của người chăn nuôi là, gà Hồ khó sinh sản, tỷ lệ đẻ thấp, nhất là trứng có phôi không cao. Nguyên nhân do gà trống to, cựa sắc, mỗi lần đến gần là gà mái sợ, chạy tán loạn, vì vậy, việc đạp mái, thụ tinh tự nhiên ít thành công, phần lớn trứng không có phôi, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao.

Do sinh sản của gà Hồ khó khăn nên giá trứng khá cao, 70.000-90.000 đồng/quả.  Giá gà giống 1-5 ngày tuổi 130.000 đồng/con, 20 ngày tuổi 200-250.000 đồng/con, 30 ngày tuổi 300-350.000 đồng/con. Vì nuôi nhỏ lẻ, chưa có diện tích tập trung, nên số gà còn ít, lẻ tẻ, dẫn đến cung chưa đủ cầu.

Đặc biệt, tỷ lệ thuần mới ở mức 70- 75%, để giữ gen truyền thống những hộ nuôi gà gốc, thống nhất cách bảo vệ gen, ngoài ngân hàng gen nhà nước, các hộ nuôi còn thường xuyên trao đổi con giống cho nhau, tránh đồng huyết trong đàn gà. Số gà thịt Tết vừa rồi đạt xấp xỉ 2.000 con, khách mua trong và ngoài tỉnh hầu như phải đăng ký 2 tháng trước Tết Nguyên đán.

“Hiện, gà Hồ đang được bảo tồn tại làng Lạc Thổ, gồm 200 hộ chăn nuôi, tổng đàn sinh sản, hậu bị khoảng 2.500 con, riêng gà trống 500 con. Đặc biệt, đã có 35 hộ tham gia Câu lạc bộ gà Hồ, bà con thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, bảo tồn giống gà cổ.

Song, do diện tích hẹp, mỗi hộ chỉ có 70-100m2 để nuôi gà. Khuôn viên này chỉ chăn thả được 3-5 gia đình gà Hồ, mỗi gia đình gồm 5 gà mái, 2 gà trống; trong đó, 1 gà trống dự bị và 1 gà trống chính thức. Nếu muốn bảo tồn thành công, phải có nông trại chăn nuôi tập trung, nhà đông lạnh lưu trữ tinh, để tiến hành thụ tinh nhân tạo”, ông Công cho biết.

Cần sự vào cuộc tích cực của Nhà nước

Ông Nguyễn Đăng Chung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ gà Hồ Lạc Thổ, Giám đốc HTX chăn nuôi gà Hồ, cho biết: “Đa số hộ nuôi gà Hồ trong CLB là những người yêu thích và có Tâm trong việc gìn giữ, bảo tồn giống gà quý của quê hương.  9 thành viên trong HTX luôn chú trọng việc nhân thuần giống gà Hồ, không pha tạp với các loại gà khác.

Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho HTX chăn nuôi gà Hồ năm 2015; giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ gà Hồ Lạc Thổ năm 2016. Có chính sách hỗ trợ đối với người nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc theo quyết định của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020".

Cũng theo ông Chung, gà Hồ cần được bảo tồn, phát triển khẩn cấp. Nhất là khi thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về thực phẩm sạch, có hàm lượng lipit thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, gà Hồ đã được Viện Chăn nuôi quốc tế kết hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức khảo sát, và đưa vào dự án bảo tồn Quỹ môi trường toàn cầu.

Việc bảo tồn và phát triển gà Hồ được giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học Công nghệ, Công ty CP tập đoàn Dabaco phối hợp với huyện Thuận Thành từ năm 2015. Cũng trong năm này, HTX chăn nuôi gà Hồ được thành lập, chưa kể, Hội chăn nuôi gà Hồ đã ra đời năm 1991.

Mặt khác, ngoài khả năng khó thụ tinh, dẫn đến nguồn giống khó khăn, khiến gà Hồ chưa phát triển mạnh như các giống gà khác, còn có nguyên nhân thời gian sinh trưởng dài, 8-10 tháng mới được xuất bán, nên khó thu hút người dân chăn nuôi đại trà. Hơn nữa, việc quảng bá thương hiệu, số người biết đến gà Hồ chưa nhiều. Một số còn lợi dụng gà Hồ hoặc trà trộn các loại gà khác vào bán chung với gà Hồ nên nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu gà.

Đây cũng là loại gà nằm trong sách đỏ quốc gia, cần được bảo vệ. Song, để gà Hồ thành vua của các loại gà Việt, còn rất nhiều việc phải làm.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top