Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhưng năng suất cà phê vẫn thấp, do phần lớn đã già cỗi, hoặc một số diện tích bị bệnh vàng lá do rễ bị nấm và tuyến trùng xâm nhập.
Vấn đề này đã được anh Đỗ Hoàng Yên ở thôn Đức An, xã Thuận An (Đắk Mil - Đắk Nông) giải quyết bằng cách ghép cải tạo bằng các giống cà phê mới năng suất cao.
Thành công từ ghép cải tạo giống
Anh Yên cho biết: Cây cà phê được gia đình anh trồng từ năm 1996. Do chưa có nhiều kinh nghiệm, ban đầu gia đình mua giống không rõ nguồn gốc nên cây hay bị bệnh, nhất là bệnh gỉ sắt và đốm mắt cua. Vườn cà phê thường xuyên phải phun xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh. Dù đã được đầu tư chăm sóc, chịu khó lao động nhưng năng suất vẫn thấp, chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha. Trừ chi phí thì lợi nhuận thu được chỉ đủ trang trải cuộc sống và quay vòng đầu tư, không dư giả bao nhiêu. Nhiều lúc anh đã nghĩ tới việc phải thay thế loại cây trồng khác để cải thiện cuộc sống gia đình.
Năm 2012, anh mạnh dạn cưa toàn bộ vườn cà phê trên 1ha để ghép cải tạo bằng các giống cà phê mới năng suất cao hơn như dòng vô tính TR4 và dòng cà phê dây tại địa phương. Do nắm chắc kỹ thuật và chăm sóc vườn sau ghép tốt, tỷ lệ cây và chồi ghép đạt trên 96%.
Sau khi ghép, mầm ghép phát triển tốt, mập mạp, khỏe mạnh. Sau 1 năm cây đã cho thu bói, nhưng anh đã bỏ lứa hoa đầu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây, đến năm thứ 3 thì cây bắt đầu cho năng suất ổn định.
Cà phê ghép có ưu điểm hơn cà phê già là khoảng cách giữa các chùm quả dày, hạt to đều trong khi cây cà phê già hạt không đều, dễ bị giập nát. Đến nay, 1ha cà phê ghép cho năng suất ổn định hơn 4 tấn nhân/ha. Với giá bán như năm 2017 là 36.000 đồng/kg, trừ chi phí, vườn cà phê của gia đình anh thu lãi trên 85 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả của cách làm này, anh cho biết sẽ ghép cải tạo dần 0,5ha cà phê già còn lại để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Từ thực tế của gia đình, anh cho rằng, vườn cà phê giống ghép đã cho năng suất cao hơn 1,5 - 2 lần so với trước đây.
Mô hình cần nhân rộng
Những năm đầu anh Yên thấy cây cà phê sau khi ghép vẫn còn xuất hiện sâu, bệnh nhưng những năm về sau thì bệnh ít dần nên đỡ tốn chi phí phun thuốc phòng trị. Tùy vào năng suất thu hoạch mà anh sử dụng phân bón phù hợp để bù lại dinh dưỡng đất mà cây đã lấy đi, giúp cây không bị kiệt sức. Gia đình anh thường dùng loại phân NPK 16:16:8 vào đầu mùa mưa, phân NPK 20:20:15 vào giữa mùa mưa. Nếu vụ nào cây cho trái nhiều thì cần bón thêm kali và phân bón lá để bổ sung vi lượng. Đặc biệt, anh rất chú trọng đến việc sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón cho cây cà phê (10 - 15kg phân chuồng ủ hoai/cây). Phân chuồng ủ hoai sẽ giúp cải tạo đất, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Sử dụng biện pháp ghép cải tạo làm trẻ hóa cây cà phê là biện pháp kỹ thuật đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa nâng cao hiệu quả canh tác. Thiết nghĩ, bà con nên học hỏi để áp dụng trên cho vườn cà phê già, năng suất thấp nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.