Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2019 | 12:11

Giả danh Phó chủ tịch xã, dùng con dấu xác nhận hồ sơ giao thầu đất

Cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã Điền Trung (Bá Thước - Thanh Hóa) đã giả danh Phó chủ tịch và sử dụng con dấu để xác nhận hồ sơ giao thầu đất của Ban thôn Kéo.

Theo nội dung phản ánh của người dân địa phương, ông Cao Xuân Chiều, cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã Điền Trung đã giả danh chức vụ Phó chủ tịch xã này và sử dụng con dấu để xác nhận vào hợp đồng giao thầu đất của Ban thôn Kéo. Nhận được thông tin, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã về địa phương này để tìm hiểu thực hư sự việc…

a.jpg
Quyết định thuyên chuyển ông Cao Xuân Chiều từ Phó chủ tịch sang giữ chức danh Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường ngày 30/6/2016.

 

Qua quá trình thu thập hồ sơ tài liệu thấy: Ngày 20/10/2016, Ban thôn Kéo (xã Điền Trung) ký kết “Hợp đồng giao thầu” số 01/2016/HĐ để cho bà Bùi Thị Lương nhận khoán 400m2 đất nông nghiệp, với thời hạn 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng. Tại phần “Xác nhận của UBND xã Điền Trung” trong hợp đồng nói trên, ông Cao Xuân Chiều đã đóng dấu, ký tên (?).

Điều đáng nói, tại thời điểm xác nhận vào hợp đồng, ông Chiều chỉ giữ chức danh cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã Điền Trung. Sau một ngày hợp đồng được ký kết, ông Chiều lại tiếp tục “đại diện” cho lãnh đạo xã Điền Trung để xác nhận vào “Biên bản bàn giao đất” của Ban thôn Kéo bằng việc đóng dấu, ký, ghi rõ họ tên và chức vụ là Phó chủ tịch xã vào ngày 21/10/2016 (?).

2a.jpg
Ông Chiều sử dụng con dấu và "đại diện" lãnh đạo UBND xã Điền Trung xác nhận vào "Hợp đồng giao thầu" của Ban thôn Kéo ngày 20/10/2016.

 

Được biết, trước khi đảm nhận chức danh Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường, ông Chiều giữ chức vụ Phó chủ tịch xã Điền Trung. Tuy nhiên, vào ngày 30/6/2016, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước đã ký Quyết định số 1670 để thuyên chuyển ông Chiều từ chức vụ Phó chủ tịch xã sang đảm nhận chức danh cán bộ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã Điền Trung. Không hiểu sao, gần 3 tháng sau, vào ngày 21/10/2016, ông Chiều lại “tự do” sử dụng con dấu, để đóng và ký tên xác nhận với chức vụ Phó chủ tịch xã vào “Biên bản bàn giao đất” giữa Ban thôn Kéo và bà Bùi Thị Lương. Đáng chú ý, “Hợp đồng giao thầu” đất nêu trên được lập tại Hội trường thôn Kéo, chứ không phải được lập tại trụ sở UBND xã Điền Trung. Vậy, ông Chiều lấy đâu ra con dấu để đóng khi “đại diện” cho lãnh đạo xã xác nhận vào hợp đồng này (?).

Trước sự việc này, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Điền Trung, xác nhận: “Vừa rồi Thanh tra huyện đã chỉ đạo cho xã xác minh sự việc. Sau đó, tôi đã ban hành quyết định thành lập đoàn để tiến hành xác minh, làm rõ. Tuy nhiên, việc ông Chiều dùng con dấu của xã và ký xác nhận vào Hợp đồng giao thầu đất và Biên bản bàn giao đất của Ban thôn Kéo là hoàn toàn sai. Đồng thời, Ban thôn Kéo tiến hành Hợp đồng giao thầu đất cho bà Bùi Thị Lương, vợ của ông Phạm Đông Dương, Phó chủ tịch UBND xã Điền Trung cũng sai, không đúng thẩm quyền. Hiện xã đã thu hồi lại diện tích đất mà Ban thôn Kéo giao khoán cho bà Lương nhận thầu”.

5.jpg
Sau một ngày xác nhận vào "Hợp đồng giao thầu", ông Chiều lại tiếp tục sử dụng con dấu và "đại diện" lãnh đạo xã Điền Trung xác nhận vào "Biên bản bàn giao đất" giữa Ban thôn Kéo và bà Lương ngày 21/10/2016

 

Trao đổi với PV xung quanh sự việc trên, ông Võ Minh Khoa, Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, khẳng định: “Hiện chúng tôi chưa nắm bắt được sự việc này. Qua thông tin từ các anh (PV), chúng tôi sẽ có văn bản chỉ đạo xã xác minh và có báo cáo giải trình. Sau đó, căn cứ vào kết quả xác minh, nếu có việc đó, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định, trên tinh thần sai phạm ở mức nào thì xử lý ở mức đó, kiên quyết không bao che. Nếu ông Chiều làm vậy thì hoàn toàn trái quy định, nên không chỉ xử lý mình ông Chiều, mà còn phải xem xét trách nhiệm cả chủ tịch và văn thư của xã Điền Trung ở thời điểm đó nữa”.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên đến bạn đọc.

 

 

 

Văn Cương - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top