Giao ban thường niên Hội Làm vườn (HLV) và Câu lạc bộ (CLB) trang trại 7 tỉnh miền núi phía Bắc, diễn ra trong 2 ngày 29- 30/ 2018 tại Bắc Giang.
Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch HLV Việt Nam phát biểu tại buổi giao ban 7 tỉnh
Được biết, đến nay đã tròn 18 năm, HLV và CLB trang trại các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức sân chơi để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cách làm giàu, và phát triển kinh tế trang trại VAC. Nếu như buổi đầu chỉ có 2 tỉnh tham gia thì nay đã có 7 đơn vị: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, mỗi năm giao ban tại 1 địa phương. Năm 2019 Tuyên Quang sẽ là đơn vị tổ chức hội nghị thường niên này.
Theo đó, hoạt động công tác Hội và CLB Trang trại 7 tỉnh trong 6 tháng đầu năm vẫn duy trì ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống tổ chức Hội được củng cố, phát triển cả về lượng và chất. Hoạt động Hội đã bám sát chủ trương, nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ thực tế hội nhập sâu rộng, người sản xuất muốn ổn định đầu ra, không rơi vào khủng hoảng phải liên kết chuỗi, đưa cái thị trường cần và sản xuất sạch.
Trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn, ông Lương Thanh Vũ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta không phải cứ lên mạng thích cây gì là mua về trồng, mà không xem kỹ có hợp với đất đai, khí hậu của mình không? Thị trường của sản phẩm này có ưu khuyết điểm gì, sản xuất bao nhiêu? để tránh phải rơi vào“giải cứu”. Vải, nhãn của Bắc Giang muốn đứng vững trên thị trường phải truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Hiện, Bắc Giang có vải 20.000 đồng/kg và 2.000/kg. Vậy, bà con nên chọn sân chơi nào? Nay, Sơn La cũng bảo có vải thiều, sản lượng lớn, nhưng ra thị trường không biết đâu là vải Sơn La. Hoặc, Phú Thọ cũng cho rằng bưởi Diễn có nguồn gốc từ Đoan Hùng, nhưng bưởi Đoan Hùng phải khác bưởi Diễn Hà Nội như thế nào mới được. Khách hàng không ủng hộ chúng ta, khi chúng ta thiếu thông tin, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm".
Ông Nguyễn Văn Giầu, đại biểu Tuyên Quang cũng cho rằng: “Sản phẩm của chúng ta làm ra, nay rất cần chất lượng đảm bảo, đẳng cấp cao, vì vậy, không nên đua nhau sản xuất, “a dua” theo phong trào, đến khi không bán được hàng hóa lại kêu gọi Chính phủ đi giải cứu. Hiện, rất nhiều chủ trang trại không biết ta đang sản xuất như thế nào? Ai tiêu dùng? Vì vậy, cần cân nhắc kỹ khi đầu tư mô hình mới, không nên làm liều”.
Đến dự và phát biểu tại buổi giao ban, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lượng, cho rằng: “Chúng tôi ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được của 7 tỉnh, nhất là những tham luận sâu sắc, tâm huyết của các địa phương chia sẻ với hội nghị như đã nêu trên. Chúng ta đã đứng ở tốp đầu xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực, nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, nhất là giá cả chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Dự kiến, trong tháng 7, Trung ương Hội sẽ có 2 lớp tập huấn chuyên về trang trại cho Bắc Giang và Hưng Yên; 1 lớp về hợp tác xã kiểu mới gắn với liên kết chuỗi”.
Về công tác Hội, ông Lượng cũng cho rằng, chúng ta đã có 16 hội đặc thù trên cả nước, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, phải làm sao cho tổ chức của ta mạnh để hội viên theo, muốn được như vậy phải hỗ trợ hội viên sản xuất, hướng dẫn chủ trang trại làm ăn hiệu quả. Nhất là phải có cán bộ giỏi, tâm huyết, và cuối cùng phải có sản phẩm sạch, an toàn, tìm được đầu ra.
Hội viên địa phương bạn thăm mô hình na dai Lục Nam (Bắc Giang)
Chủ tịch Hội Làm vườn Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Bái, cho biết: “Nay ta tổ chức giao ban hàng năm, một sân chơi rất bổ ích, để các bên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình mới, cách làm hay. Song, nếu không có hỗ trợ kinh phí của chính quyền thì khó có thể làm được điều này, do khá tốn kém. Vì vậy, muốn được cấp kinh phí, các Hội phải có nội dung giao ban cụ thể, nếu chỉ làm hình thức, công việc hàng ngày không tốt thì sẽ khó thuyết phục. Bắc Giang cũng đã có những chuyến đi tham quan ở các tỉnh bạn như: Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Đà Nẵng… để học cách làm trang trại ở phía Nam, nhiều mô hình của họ có hiệu quả hơn ở miền Bắc. Chúc các Hội có nhiều kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo tại đơn vị mình, và tổ chức tốt các buổi giao ban thường niên như đã phân công”.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.