Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020 | 14:18

Giống cây trồng ứng dụng CNSH: Kỳ vọng nông nghiệp tương lai

Chuỗi cung ứng nông sản bị đứt gãy do dịch Covid-19, mùa màng của nông dân các nước Kenya và Uganda bị sâu bệnh phá hoại. Các giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) đang được kỳ vọng đưa vào sử dụng rộng rãi hơn.

tr50.jpg
Kenya là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Phi canh tác bông BĐG (Nguồn Genetic Literacy Project).

 

Trong đó, các giống cây trồng biến đổi gen (BĐG) được hứa hẹn sẽ giúp hai quốc gia này giải quyết tình trạng đói nghèo, hay nạn thiếu lương thực trầm trọng đang diễn ra hiện nay.

CNSH giúp phục hồi sản xuất

Theo thông tin từ Croplife Việt Nam, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh học Nông nghiệp Quốc tế (CABI) vừa công bố trên tạp chí World Development cho thấy, tỉ lệ người mất an ninh lương thực (ANLT) tại Kenya đã tăng 38% so với trước khi xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, nông dân chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả do mức thu nhập rất thấp.

Trước những thách thức về ANLT, Chính phủ các nước Kenya và Uganda đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách phục hồi kinh tế, nhất là sau dịch Covid-19. Với những đại dịch tương tự có thể xảy ra, CNSH đang là cải tiến tiềm năng nhất, giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới ANLT, cũng như thách thức dân số ngày càng tăng.

Nhờ ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, người nông dân có thể gia tăng năng suất nhờ vào việc tiết kiệm thời gian, nhân công lao động cho những công việc như làm cỏ, đồng thời chi phí đầu vào cũng giảm do không phải sử dụng thuốc BVTV nhiều.

Cây trồng BĐG với năng suất cao sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Ngành công nghiệp chính của Kenya là dệt may suy tàn trước đây chắc chắn sẽ sớm chứng kiến sự tăng trưởng với tỉ lệ ứng dụng đạt hơn 11%.

Trước đó, vào năm 2019, Kenya là nước Đông Phi đầu tiên được Bộ Nông nghiệp cấp phép sử dụng giống bông Bt và triển khai canh tác rộng rãi. Đây là giống bông được thiết kế đặc biệt để xua đuổi các loại sâu bướm phá hoại một cách tự nhiên mà không phải sử dụng thêm BVTV.

Việc chuyển đổi sang CNSH trong sản xuất thực phẩm sẽ giúp Kenya trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong sản xuất nông nghiệp, làm giảm mức nghèo tuyệt đối; đồng thời mang lại một tương lai bền vững hơn cho người dân nơi đây.

Giúp nông dân tiếp cận CNSH

Còn tại Uganda, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Uganda đã phát triển thành công các giống ngô có khả năng chống lại dịch hại từ các thành viên thuộc bộ cánh vẩy, trong đó có sâu keo mùa thu. Tuy nhiên, việc phổ biến các giống cây BĐG này chưa được cấp phép tại Uganda.

Tại các buổi tập huấn cho nông dân về quản lý và kiểm soát sâu keo mùa thu do Trung tâm Thông tin Khoa học Sinh học Uganda (UBIC) tổ chức hồi tháng 9 vừa qua, hơn 350 nông dân và đơn vị khuyến nông đến từ 8 quận phía Bắc Uganda tham gia đều mong muốn được sớm sử dụng các giống cây trồng Bt có lợi.

“Chính phủ hãy cung cấp cho chúng tôi loại ngô có sức đề kháng này (Bt) và chúng tôi sẽ thử nghiệm nó,” Yeko Jetu, một nông dân từ quận Kapchorwa, phía Đông Uganda nhấn mạnh.

Hiện nay, Luật Quản lý công nghệ gen của Uganda, khuôn khổ pháp lý cho nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi sinh vật BĐG vẫn chưa được tái đệ trình lên Quốc hội. Bộ luật này đã được tranh luận và thông qua 2 lần bởi Quốc hội nhưng chưa được tán thành bởi Tổng thống Yoweri Museveni.

UBIC và các bên liên quan đang nỗ lực để đảm bảo tìm ra một giải pháp cho tình thế bế tắc nhằm cho phép nông dân Uganda tiếp cận được với các loại cây trồng CNSH, giúp họ giải quyết những thách thức như sâu keo mùa thu.

 

 

Đăng Quang
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top