Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 7 năm 2022 | 21:6

Hà Nam công nhận 24 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Chiều 15/7, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị bình xét, đánh giá các sản phẩm tham gia phân hạng năm 2021.

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021 đã nhất trí trình UBND tỉnh công nhận thêm 24 sản phẩm của 12 chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2021, hạng 3 sao.
 
Năm 2021, Hà Nam có 25 ý tưởng sản phẩm của 12 chủ thể đủ điều kiện tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, địa phương có nhiều sản phẩm nhất đưa vào đánh giá, xếp hạng đợt này là thị xã Duy Tiên với 13 sản phẩm; huyện Bình Lục với 5 sản phẩm; huyện Thanh Liêm, TP. Phủ Lý mỗi đơn vị với 3 sản phẩm và huyện Lý Nhân với 1 sản phẩm.
 
Một số sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021.
 
 
Ngày 14-15/6/2022, tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh cùng với cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh Hà Nam và các chuyên gia tư vấn đã tiến hành soát xét, kiểm tra hồ sơ của 25 sản phẩm. Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy, các sản phẩm đều có hồ sơ đáp ứng đúng quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Danh mục tài liệu các bộ hồ sơ đã gồm đầy đủ tài liệu minh chứng bắt buộc.
 
Nhìn chung, các chủ thể đã tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị gia tăng cao; thiết kế bao bì, nhãn mác, công bố các tiêu chuẩn trên bao bì đạt yêu cầu về thẩm mỹ cũng như quy định của pháp luật.
 
Ngoài các sản phẩm truyền thống, trong đợt này có một số sản phẩm mới, chế biến sâu như: trứng gà thảo dược, Nho mẫu đơn, Nho Hạ đen, khoai lang sấy, kẹo dồi lạc, kẹo lạc, sữa chua uống...
 
Qua tổng hợp phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng có 24 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021 hạng 3 sao với số điểm bình quân từ 50,1 đến 71,4 điểm. Trong đó, có 4 sản phẩm đạt trên 70 điểm tương đương hạng 4 sao nhưng do chưa đáp ứng tiêu chí về môi trường (Trứng gà thảo dược Saschi) và thiếu chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (Sữa chua, Sữa chua uống dâu tây, Sữa chua uống chanh leo) nên chỉ được xếp hạng 3 sao cấp tỉnh.
 
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Nam năm 2021 đã nhất trí trình UBND tỉnh công nhận thêm 24 sản phẩm của 12 chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2021, hạng 3 sao. Như vậy, đến nay toàn tỉnh đã có 65 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó 16 sản phẩm OCOP 4 sao.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng phát biểu tại hội nghị
 
 
Phát biểu tại buổi đánh giá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực các chủ thể trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để trở thành các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, là sản phẩm thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương. Thông qua việc đánh giá, phân hạng, khi được công nhận, sản phẩm OCOP sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện để các cơ sở liên kết sản xuất, mở rộng thị trường và nâng tầm giá trị cho nông sản, hàng hóa. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cũng đề nghị các thành viên Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh, các sở, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất để khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm.
 
Sau khi được công nhận, các hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất cần nỗ lực duy trì sản xuất, quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, đồng thời tăng cường liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ để phát triển bền vững.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top