Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2018 | 1:13

Hà Nội: Dự án 434 Trần Khát Chân đang bị sử dụng sai mục đích?

Hàng nghìn mét vuông đất tại số 434 Trần Khát Chân thuộc địa bàn phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) đang bị “biến tướng” thành nhà hàng, bãi xe, cửa hàng sửa chữa - kinh doanh -phụ tùng ô tô…

"Đất vàng" thành nhà hàng, bãi xe
 
Năm 2010, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội (tiền thân là Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Hà Nội) được UBND TP Hà Nội cấp GCNQSDĐ, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền cho 4 thửa đất, chia làm 4 khu (A, B, C, D) với tổng diện tích 8.622m2, tại số 434 Trần Khát Chân, phường Phố Huế.
a3.jpg

 a5.jpg

Mặc dù được TP Hà Nội quy hoạch để xây dựng văn phòng và DV&TM, đất quy hoạch mở đường nhưng tại đây lại biến thành nhà hàng, quán bia... 

Quyết định số 2731/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội nêu rõ, thửa đất số khu A = 1.949m2 để xây nhà điều hành sản xuất và thửa đất khu B = 4.142m2 để xây dựng Văn phòng và DV&TM. Hai thửa còn lại, trong quy hoạch của TP; công ty được tạm sử dụng, khi thành phố thu hồi sẽ phải trả lại không điều kiện, Nhà nước cho thuê nộp tiền hàng năm, gồm thửa đất khu C = 77m2, dự kiến xây dựng trạm biến thế công cộng và thửa đất số khu D = 2.454m2 để mở đường theo quy hoạch.

Tuy UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt rõ ràng về mục đích sử dụng thửa đất ở các khu, nhưng trên thực tế: Một phần của diện tích để mở đường theo quy hoạch lại xuất hiện một cửa hàng đang hoạt động, kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô đề biển là Công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô (ASC). Bên cạnh đó là nhà hàng gần 300m2, có tên “Bia hơi Lộc Vừng”. Đặc biệt, đối với thửa đất Khu B (vị trí được TP phê duyệt xây dựng Văn phòng và DV&TM khu B) lại xuất hiện một bãi xe lớn.
a4.jpg
Bãi xe trái phép hình thành bất chấp quy hoạch, quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến giao thông tại khu vực. Ngoài ra, đây cũng là cơn nguyên dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực?

 

Liên quan đến những sai phạm tại lô đất này, mới đây, UBND TP. Hà Nội có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội. Theo kết luận, đã phát hiện hàng ngàn mét vàng “đất vàng” tại 434 Trần Khát Chân (phường phố Huế) sử dụng sai mục đích. Cụ thể, từ 2007 đến nay, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Hà Nội đã ký hợp đồng cho Công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô (ACS) thuê 800m2 đất để làm mặt bằng kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
 
Theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 do Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt ngày 25/9/2006, vị trí 800m2 đất một phần nằm vào chỉ giới đường quy hoạch mới (theo GCNQSDĐ - là vị trí đất công ty được UBND thành phố tạm giao sử dụng, phải nộp tiền thuê đất hàng năm) và nằm một phần vào vị trí công trình phụ trợ dự án (bãi xe khu vực văn phòng, trạm bơm, bể nước ngầm). Một phần diện tích công ty sử dụng trông giữ ô tô, xe máy có thu phí. 
 
Cũng trong năm 2007, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội ký hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh hàng ăn uống cho Công ty TNHH TM&DV Hiền Phương thuê 342m2. Vị trí đất này, theo quy hoạch, không nằm trong vị trí đất thực hiện dự án xây dựng công trình văn phòng và DV&TM.
 
Theo UBND TP. Hà Nội , việc Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Hà Nội tiếp tục ký phụ lục hợp đồng liên doanh bảo dưỡng với ASC cho thuê một phần diện tích đất nằm vào vị trí quy hoạch là không phù hợp.
 
Ngoài ra, công ty thực hiện trông giữ ô tô, xe máy tại vị trí đất thực hiện dự án xây dựng Văn phòng và dịch vụ thương mại tại Khu B số 434 đường Trần Khát Chân là không đúng mục đích sử dụng.
 
Trên cơ sở xác minh đơn thư tố cáo của công dân, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội thanh lý các hợp đồng, phụ lục hợp đồng liên doanh bảo dưỡng, sửa chữa ô tô với ACS. Ngoài ra, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội không được sử dụng khu đất đã làm dự án xây dựng văn phòng và DV&TM để làm bãi trông giữ ô tô, xe máy. Bên cạnh đó, Chủ tịch thành phố yêu cầu Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội có trách nhiệm nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm do đã để xảy ra các tồn tại, thiếu sót nêu trên.

a1.jpg

 

a2.jpg
Đến thời điểm hiện tại, nhà xưởng cũng như khu liên doanh bảo dưỡng, sửa chữa với ASC vẫn hoạt động.

 

Phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố?
 
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu là vậy, tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, nhà xưởng cũng như khu liên doanh bảo dưỡng, sửa chữa với ASC vẫn hoạt động.
 
Trước sự việc trên, dư luận không khỏi nghi ngờ: Vì sao, trong suốt gần 10 năm qua, UBND phường Phố Huế không ngăn chặn việc Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội sử dụng đất sai mục đích? Số tiền thu được từ việc sử dụng đất sai mục đích đang được ông Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch HĐQT sử dụng vào mục đích gì?
 
Cũng liên quan đến nội dung trên, các công dân đã có đơn thư gửi đến UBND TP. Hà Nội kiến nghị một số nội dụng tại Kết luận thanh tra số 40/KL-UBND ngày 26/4/2018 của Chủ tịch UBND TP kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Khắc Thành, CTHĐQT Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội.
 
Về việc này, UBND TP Hà Nội đã giao Thanh tra Thành phố làm việc với công dân, kiểm tra và báo cáo UBND Thành phố giải quyết theo Luật Tố cáo năm 2011.
 
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
 
 
 
 
 
P/V
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top