Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 6 năm 2020 | 22:48

Hà Nội: Nhiều địa phương thiếu trách nhiệm trong quản lý đất nông nghiệp?

Ngang nhiên san lấp mặt bằng dựng nhà xưởng, trạm bê tông trên hành lang đê, đất nông nghiệp, thậm chí ở chân cầu. Đây là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương của Hà Nội.

Đặc biệt, những sai phạm này có thể tồn tại nhiều năm mà không hề bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.

Điển hình như vụ việc liên quan đến trường hợp tự ý chiếm dụng lề đường 179 và một phần diện tích có nguồn gốc đất nông nghiệp để dựng xưởng đúc bê tông trên địa bàn do UBND xã Kim La (Gia Lâm) quản lý.

Cụ thể, tháng 12/2016, UBND TP Hà Nội ban hành Kết luận số 70/KL-UBND nội dung tố cáo của công dân, trong đó giao Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm, đồng thời kiểm điểm làm rõ các sai phạm của tập thể, cá nhân cán bộ xã Kim Lan có liên quan và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

Một số sai phạm điển hình là, khu chăn nuôi là đất nông nghiệp do UBND xã Kim Lan quản lý sử dụng và đã được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt phương án “Cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế trang trại kết hợp dịch vụ tại khu chăn nuôi”. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại xây dựng bể bơi mini nhưng UBND xã Kim Lan không kiên quyết xử lý, không có quyết định đình chỉ thi công, vi phạm Nghị định số 180 của Chính phủ.

một-trong-nhiều-vi-phạm-tồn-tại-dai-dẳng-tại-xã-kim-lan.jpg
Một trong nhiều vi phạm tồn tại dai dẳng tại xã Kim Lan. (Nguồn: Pháp luật Plus)

Khu vực sau trạm y tế là đất nông nghiệp do UBND xã quản lý, sử dụng và đã được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt phương án xây dựng mô hình, sản xuất hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp đô thị. Tuy nhiên, khu đất trên bị “biến tướng” thành địa điểm xây dựng khu nhà kính để sản xuất gốm sứ nhưng xã Kim Lan không xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây, ngày 11/6/2020 trong một văn bản do UBND huyện Gia Lâm gửi các cơ quan trực thuộc nêu rõ: "Giao Phòng kinh tế, phối hợp với UBND Kim Lan kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 70/KL-UBND ngày 7/12/2006 của UBND TP Hà Nội.

Yêu cầu UBND xã Kim Lan xử lý sai phạm đối với hành vi sử dụng sai mục đích phương án đã được duyệt (xây dựng nhà khung thép để sản xuất gốm sứ), nghiêm túc khắc phục sai phạm"...

Những sai phạm nêu trên chỉ là một trong những vi phạm còn tồn tại nhiều năm qua khi UBND xã Kim Lan và lãnh đạo xã này khi không cương quyết xử lý dứt điểm.

Đáng chú ý, một xưởng đúc bê tông được dựng lên tại khu đất giáp đường 179 đi bến đò Khuyến Lương, khiến nhân dân bất bình.

Các cấu kiện bê tông được chất thành đống, xếp ngay ngắn ngay bãi sông khiến nơi đây trở nên nham nhở. Theo ước tính, khu vực bãi đất được các đối tượng dựng xưởng đúc bê tông rộng cả ngàn m2 mà chẳng cần giấy phép. Ấy vậy, mà không thấy việc hành động xử lý của chính quyền địa phương nơi đây.

Được biết, Chủ tịch UBND xã Kim Lan đương nhiệm là bà Nguyễn Thị Huệ.

Đối với việc dựng xưởng đúc bê tông như hiện nay tại khu vực giáp đườg 179 gây ô nhiễm môi trường, từ phế thải vật liệu xây dựng, bụi xi măng…, trong báo cáo mới đây, do UBND huyện Gia Lâm gửi các cơ quan trực thuộc nêu rõ: "Yêu cầu UBND xã Kim Lan làm rõ đối tượng, phạm vi, thời điểm thực hiện hoạt động đúc bê tông tại khu đất giáp đường 179 đi bến đò Khuyến Lương; lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường theo thẩm quyền…

Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Kim Lan làm rõ đối tượng sử dụng khu đất trên, trường hợp là đất quốc phòng, tham mưu UBND huyện báo cáo UBND TP Hà Nội.  Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại khu đất trên, trường hợp cố tình sai phạm, tham mưu UBND huyện chuyển Công an huyện xử lý theo quy định. Yêu cầu Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước chưa kịp thời báo cáo, xử lý, lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại khu đất trên, báo cáo UBND huyện xong trước ngày 30/6/2020".

Như vậy, bằng văn bản này có thể thấy tính quyết liệt của UBND huyện Gia Lâm trước những sai phạm gây nhức nhối xảy ra tại xã Kim Lan. Vậy, trách nhiệm của người đứng đầu xã Kim Lan sẽ bị xử lý ra sao? Những cán bộ nào sẽ phải chịu trách nhiệm? Bao giờ những công trình vi phạm kể trên sẽ bị tháo dỡ?

xưởng-đúc-bê-tông-gây.jpg
Xưởng đúc bê tông gây "nhức" mắt trong nhân dân. (Nguồn: Pháp luật Plus)

 

Bãi tập kết vật liệu trái phép ở chân cầu

Cụ thể, tại chân cầu Đông Trù (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), tại đây có ít nhất hai đến ba bãi tập kết cát, kế bên là các máy xúc, máy cẩu sẵn sàng hoạt động khi có các xe vào. Được biết, những công trình, bãi tập kết vật liệu xây dựng này đều không có phép và vi phạm hành lang đê điều.

Được biết, các đoàn xe tải trọng lớn thường xuyên ra vào lấy vật liệu xây dựng, chủ yếu là cát. Cũng vì thế, quãng đường đi từ đê Phương Trạch xuống các bãi tập kết cát luôn trong tình trạng khói bụi. Mỗi lần các xe chở vật liệu xây dựng di chuyển từ bến bãi lên đê là cuốn theo bụi đất phủ khắp mặt đường, vừa ô nhiễm, vừa gây mất an toàn giao thông.

những-chiếc-xe-tải-thường-xu.png
Những chiếc xe tải thường xuyên chở "có ngọn" khi cát rơi vãi ra đường (Nguồn: Báo Giao thông)

“Những chiếc xe ra vào bến bãi để chở vật liệu xây dựng ở chân cầu Đông Trù khiến đường bụi bặm khi nắng, và bắn bẩn khi mưa. Xe thường xuyên chất vật liệu “có ngọn” nên chuyện rơi vãi ra đường thường xuyên diễn ra. Chúng tôi rất khó chịu và bức xúc mỗi khi phải di chuyển qua đây”, một người dân hay di chuyển qua đê Phương Trạch cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hùng, chuyên viên quản lý đô thị huyện Đông Anh cho báo chí biết, những vi phạm xuất hiện tại chân cầu Đông Trù đã diễn ra nhiều năm trước đây.

dưới-chân-cầ.jpg
Phần đất dưới chân cầu Đông Trù (đoạn qua xã Đông Hội, huyện Đông Anh) đang bị biến thành bãi tập kết vật liệu, nhà xưởng và bãi đỗ xe

“Đến nay, chính quyền xã đã buộc một công ty chuyển đi nơi khác, còn lại Công ty Phương Chinh vẫn đang hoạt động và hoàn toàn trái phép trong kinh doanh bến bãi và tập kết cát, vật liệu xây dựng”, ông Hùng nói.

Ông Hùng còn cho hay Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Anh cũng vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 70 triệu đồng với Công ty Phương Chinh về vi phạm hành lang đê điều.

 Xuất hiện một số vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp công ích trên địa bàn huyện Thạch Thất. Ảnh: KTĐT

Huyện Thạch Thất: Vẫn còn tình trạng vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp công ích

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, đến thời điểm hiện tại tổng diện tích đất nông nghiệp công ích trên địa bàn huyện là trên 613ha do UBND các xã quản lý.

Tuy nhiên, nhiều diện tích do UBND các xã giao thầu cho người dân chưa đạt hiệu quả, nhiều hợp đồng đã quá thời hạn quy định, một số thửa đất liền kề bị dân cư lấn chiếm, sử dụng sai mục đích chưa được xử lý dứt điểm.

"Một số diện tích được UBND huyện phê duyệt chuyển đổi mô hình sản xuất, nhưng đã có tình trạng xây dựng trái phép, tự ý chuyển nhượng, cho thầu lại... Việc để xảy ra vi phạm trên do chính quyền các xã chưa sâu sát, chưa kịp thời xử lý" - ông Nguyễn Kim Loan cho hay.

Trong số diện tích trên 613ha đất nông nghiệp công ích, UBND huyện Thạch Thất đã phân loại quản lý, gồm: Giao thầu cho hộ gia đình cá nhân; chuyển đổi mô hình sản xuất; cho các hộ gia đình, cá nhân thuê.

Cũng theo ông Nguyễn Kim Loan, hiện nay huyện đang tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất mà UBND các xã cho hộ gia đình, cá nhân thuê. Đối với những trường hơp hết hạn hợp đồng sẽ tổ chức đấu giá; trường hợp chưa hết hạn hợp đồng, hộ sử dụng có hiệu quả, giao nộp nghĩa vụ tài chính đúng quy định sẽ tiếp tục để sử dụng; trường hợp chưa hết hạn hợp đồng nhưng vi phạm lập hồ sơ xử lý và xây dựng phương án đấu giá lại theo quy định.

Một trong những vấn đề quan trọng đó là xử lý diện tích đất xen kẹt. Hiện trên địa bàn huyện có trên 21ha đất nông nghiệp công ích xen kẹt trong đất quỹ 1 và 11ha chung thửa với đất quỹ 1.

"Trong thời gian tới huyện sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát và phân loại lại đất nông nghiệp công ích. Phần diện tích đất có diện tích nhỏ, nằm xen kẹt, chung thửa trong đất quỹ 1 để tiến hành dồn điền, đổi thửa theo từng vùng quy hoạch để đấu giá theo quy định" - ông Nguyễn Kim Loan cho biết thêm.

 

thuong tin ha noi tran lan nha o kien co tai cum cong nghiep lang nghe xa van tu

Nhiều công trình nhà ở kiên cố đang được xây dựng trong cụm cụm công nghiệp làng nghề xã Văn Tự. Ảnh: BXD

 

Thường Tín: Tràn lan nhà ở kiên cố tại Cụm công nghiệp làng nghề xã Văn Tự

Được UBND thành phố Hà Nội cho thuê đất để thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề xã Văn Tự. Tuy nhiên, đến nay sau một thời gian triển khai, nhiều công trình nhà ở kiên cố đã “mọc” lên tại đây. 

Ngày 28/9/2018, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5716/QĐ-UBND cho phép liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Hoàng Tín, Công ty Cổ phần Giao thông Hồng Hà thuê 72.423,4m2 đất tại xã Văn Tự (huyện Thường Tín) để thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề xã Văn Tự. Tiếp đó, ngày 6/12/2018, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 6642/QĐ-UBND về việc cho liên danh 2 Công ty trên thuê 1.259,6m2 đất tại xã Văn Tự để thực hiện giai đoạn 2 dự án.

Được biết, trong quá trình triển khai, bên cạnh nhiều kho xưởng được dựng lên theo đúng quy hoạch thì cũng bắt đầu xuất hiện nhiều công trình nhà ở bê tông kiên cố cao tầng được xây dựng tại đây không đúng với quy hoạch. Cụ thể, theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng mới đây, tại Cụm công nghiệp làng nghề xã Văn Tự có nhiều công trình nhà kiên cố cao 2-3 tầng hiện đại đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Trong khi đó, các ô đất trong cụm làng nghề hiện tại có nhiều công trình nhà ở kiên cố cao tầng vẫn đang được xây dựng, hoàn thiện nằm san sát nhau.

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Tự, thừa nhận: Hiện có khoảng 17 hộ vi phạm trật tự xây dựng và hơn 10 hộ xây dựng nhà kiên cố tại Cụm làng nghề. Theo ông Quyền mặc dù địa phương phát hiện tình trạng xây dựng nhà ở sai quy hoạch, không đúng quy hoạch của làng nghề từ tháng 10/2019 nhưng đến nay những vi phạm này vẫn chưa được xử lý quyết liệt, triệt để.Điều đáng nói và khiến nhiều người dân thắc mắc đó là: Vì sao đất của Cụm công nghiệp làng nghề lại bị “biến tướng” xây nhà ở như Khu đô thị? Ai đang tạo điều kiện để những công trình nhà ở kiên cố này được phép xây và tồn tại?

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top