Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2020 | 18:40

Hà Nội, TP.HCM cách ly ít nhất đến ngày 22/4

Thủ tướng đồng ý Hà Nội và TP.HCM cùng 10 tỉnh, thành khác sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể.

Phát biểu kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ chiều nay 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ và thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các biện pháp của Chính phủ, nhất là Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

 

thu tuong dong y ha noi, tp.hcm cach ly it nhat den ngay 22/4 hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 

 

Về việc thực hiện cách ly xã hội, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị Ban Chỉ đạo phân loại nguy cơ dịch bệnh của các địa phương dựa trên các tiêu chí tình hình dịch bệnh hiện nay, phân tích dịch tễ học, các yếu tố dân số, giao thông, những nơi có nhiều người nước ngoài đến. 

Thủ tướng đồng ý chia làm ba nhóm, nhóm tỉnh có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm nguy cơ thấp và thống nhất nhóm này không phải là bất biến. Trong cuộc họp tuần tới Chính phủ sẽ xem lại các nhóm để điều chỉnh. 

"Nhóm nguy cơ cao gồm Bắc Ninh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Đặc biệt là hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh, 12 địa phương này có thể kéo dài hơn nữa nếu như tình trạng có lây nhiễm. Các tỉnh, thành phố nguy cơ cao đều phải thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16" - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng yêu cầu, dù là nhóm có nguy cơ cao, nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, tạo thuận lợi cho giao thông.  

Nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng...có một lộ trình thực hiện Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm Chỉ thị 15. Quyết định nhóm này phụ thuộc vào tình hình thực tiễn đến ngày 22/4.

Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. 

Về tình hình phòng chống Covid-19, với phác đồ điều trị hiệu quả, Thủ tướng cho biết, điều đáng tự hào là Việt Nam chưa có ca nào tử vong. Thủ tướng nhấn mạnh, chính sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự ủng hộ của nhân dân cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, nước ta mới đạt được điều đó. 

Thủ tướng trân trọng đánh giá cao các y bác sĩ, lực lượng vũ trang, các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất các trang thiết bị y tế và thuốc men đã nỗ lực trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Các địa phương trong quá trình phòng, chống dịch vẫn nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Đây là cố gắng lớn để không để nền kinh tế bị đổ gãy, vẫn đạt tăng trưởng 3,82% trong quý 1.

Mặc dù đạt được các thành tích tốt trong phòng, chống dịch, nhưng Thủ tướng lưu ý, dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp. Trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội và có thể bùng phát dịch bất kỳ lúc nào. Do đó không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. 

"Một tinh thần tiếp tục phải được quán triệt là chống dịch như chống giặc; thực hiện tốt mục tiêu ưu tiên cao nhất là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã chung sức mang lại thời gian qua" - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Do đó phải có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa cuộc sống trở lại với hình bậc thang với yêu cầu phòng dịch chặt chẽ, kịp thời. Bởi chống dịch cần nguồn lực rất lớn và đảm bảo sự ổn định, đảm bảo an sinh.
Thủ tướng cho biết sẽ có một Chỉ mới triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Chiến lược phòng chống dịch hiệu quả phải bảo đảm duy trì sự liên tục của nền kinh tế ở mức độ nhất định, khơi thông nền kinh tế khi ngăn chặn dịch thành công. Chính phủ kiên định chiến lược ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả. Kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tối đa các ca tử vong, hạn chế tối đa tác động của dịch với kinh tế xã hội, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng cho từng cấp độ dịch. 

Trong chỉ đạo cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, bước đi phù hợp với từng tỉnh, thành phố và địa phương. Các biện pháp linh hoạt nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu kép trong phát triển, đó là vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội. 

Thủ tướng Chính phủ cũng giao UBND các địa phương ở mức nguy cơ khác nhau thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng. /.

 
Vũ Dũng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top