Trong 10 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng TP. Hà Nội phát hiện, xử lý 2.682 vụ vi phạm; thu ngân sách nhà nước 526 tỷ 719 triệu đồng; khởi tố 9 vụ đối với 8 đối tượng.
Trong đó, có 146 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 2.446 vụ gian lận thương mại; vi phạm sở hữu trí tuệ là 90 vụ.
Lực lượng Công an xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kết quả, đã xử lý 179 vụ, phạt hành chính 1,8 tỷ đồng và truy thu thuế 190,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, lực lượng Quản lý thị trường tập trung mạnh vào việc xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp; hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, giả nguồn gốc xuất xứ; rượu, thuốc lá... Kết quả đã phạt hành chính với số tiền 2,6 tỷ đồng.
Nổi lên có mộ số vụ việc điển hình như. Ngày 28/9/2018, Đội kiểm soát hải quan TP. Hà Nội phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1) - Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Chi cục Chi cục Hải quan san bay quốc tế Nội Bài tiến hành kiểm tra phát hiện, bắt giữ lô hàng 193 kg là sản phẩm từ ngà voi và 805 kg vảy tê tê.
Gần đây nhất, ngày 12/10/2018, Đội kiểm soát hải quan TP. Hà Nội phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1) - Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) và Chi cục Chi cục Hải quan san bay quốc tế Nội Bài, Viện sinh thái khám lô hàng từ Nam Phi về Việt Nam phát hiện 33,85 kg là sản phẩm sừng tê giác.
Theo ông Chu Xuân Kiên, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, từ nay đến hết năm 2018, lực lượng chức năng TP. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả… Trong đó, đặc biệt chú trọng việc phát hiện, ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng TP. Hải Phòng đã xử lý 821 vụ vi phạm; thu ngân sách nhà nước gần 74 tỷ 678 triệu đồng. Trong đó, phạt vi phạm hành chính gần 20 tỷ 352 triệu đồng; phạt bổ sung, truy thu thuế 54 tỷ 40 triệu đồng; bán hàng tịch thu gần 286 triệu đồng); khởi tố 03 vụ vi phạm. Tại tỉnh Kon Tum, lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 đã tiến hành kiểm tra và xử lý 127 vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh, với 125 đối tượng, xử phạt và truy thu tiền thu lợi bất chính trên 1,5 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, xử lý 221 vụ vi phạm; thu ngân sách nhà nước gần 01 tỷ 638 triệu đồng; khởi tố 01 vụ/01 đối tượng. |
Vĩnh Long: Tiêu hủy gần 15 nghìn sản phẩm hàng hóa vi phạm
Ngày 14/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã thành lập Hội đồng tiêu hủy hàng hóa vi phạm, và tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng vi phạm như: hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành tiêu hủy gần 15.000 sản phẩm, trong đó, có 1.120 chai rượu, 550 nón bảo hiểm, 456 đồng hồ với nhiều chủng loại, số còn lại là nước rửa chén bát và phụ tùng xe gắn máy…
Đây là những mặt hàng vi phạm không ghi nhãn hàng hóa, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, được Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long tịch thu trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018.
Được biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trưởng tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát 2.419 vụ trong lĩnh vực quản lý thị trường. Qua đó, xử lý 737 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt hơn 3,4 tỷ đồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.