Người dân khu tập thể F361 phường Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) bức xúc phản ánh đến các cơ quan chức năng và báo chí về việc 2 năm qua một số cá nhân đã tiến hành lấn một nhánh cũ của sông Hồng chảy qua địa bàn để xây dựng các công trình trái phép.
Tự ý đổ đất bịt lối đi ra sông
Theo phản ánh của nhân dân về việc tại khu vực đường 11, tập thể F361, khu vực giáp ranh giữa 2 phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) và Phúc Xá (quận Ba Đình) xảy ra tình trạng đổ đất, lấn chiếm lòng sông Hồng, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã đến hiện trường để nắm bắt thêm thông tin.
Người dân ở đây cho biết, mấy năm nay, một nhánh sông Hồng chạy qua địa phận phường Tứ Liên và Yên Phụ, quận Tây Hồ, đã bị đổ phế thải, lấp sông, các xe đổ phế thải thường hoạt động vào ban đêm, mỗi ngày chỉ đổ vài xe và khoảng 2 năm trở lại đây đã gần lấp xong đoạn sông này.
Hiện các vị trí đổ phế thải đã được san phẳng, rào giậu chia lô. Việc lấn chiếm còn ngang nhiên đến mức người ta tự ý đổ đường làm cổng riêng, bịt lối không cho ai đi qua, để tiếp tục đổ đất phía bên trong, xây nhà chiếm đất.
Phóng viên đến tận vị trí trước đây là lòng sông, nay đã bị san lấp và xây dựng các công trình trái phép để lấn chiếm, thấy nơi đây đã “mọc” các công trình xây dựng, được rào kín xung quanh, nơi thì đang trồng cây, có nơi thì đang làm bãi đỗ xe.
Một người dân tại khu vực tập thể F361 cho biết, các công trình xây dựng này đã được san lấp cách đây khoảng trên dưới 2 năm nay rồi, đầu tiên họ đổ đất san lấp và rào giậu xung quanh, sau đó trồng cây và biến thành tài sản riêng của họ. Đến nay như các anh thấy, chỗ thì biến thành vườn trồng cây, chỗ thì trở thành bãi trông giữ xe ô tô. Người dân chúng tôi ở đây thì bị mất con đường đi ra sông Hồng.
Khi được hỏi: Vì sao việc lấn chiếm xây dựng các công trình sai phép diễn ra như vậy mà không thấy chính quyền vào cuộc? Người dân cho biết: Dân chúng tôi cũng đã có phản ánh, tuy nhiên không thấy chính quyền vào cuộc, ra tay để xử lý những công trình xây dựng trái phép này.
Xử lý nghiêm, dứt điểm vi phạm
Ngày 17/5, Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc kiểm tra, xử lý thông tin san lấp trái phép lòng sông Hồng. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Chủ tịch UBND hai quận phối hợp kiểm tra, làm rõ thông tin, xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm; yêu cầu tập thể, cá nhân có hành vi lấn chiếm lòng sông phục hồi nguyên trạng ban đầu; chỉ đạo điều tra xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Ngày 20/5, UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo phường Tứ Liên và Yên Phụ ra quân cưỡng chế giải tỏa các hành vi vi phạm đổ phế thải, lấn chiếm hành lang khu vực cuối ngõ 76 An Dương.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, lãnh đạo UBND phường Yên Phụ cho biết, UBND quận Tây Hồ đã họp và yêu cầu UBND phường Yên Phụ tiến hành kiểm tra và lên kế hoạch tổ chức cưỡng chế những công trình xây dựng vi phạm hành lang thoát lũ của Sông Hồng.
Ngày 20/5/2019, UBND phường Yên Phụ đã ra Thông báo 72/TB-UBND về việc ra quân xử lý vi phạm về hành lang thoát lũ, trật tự xây dựng đô thị tại khu vực cuối đường 1,5,9,11 khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Theo đó, UBND phường yêu cầu các hộ dân tại khu vực trên dỡ bỏ toàn bộ các lều lán, rào tôn, cổng sắt, đường bê tông tự phát và di chuyển toàn bộ các phương tiện xe ô tô ra khỏi khu vực trên xong trước ngày 22/5/2109.
Sau thời gian trên, UBND phường sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ra quân xử lý dỡ bỏ. Lãnh đạo UBND phường cũng cho biết thêm: Hiện nay chính quyền đã cho cắm cọc bê tông con đường ra sông Hồng để ngăn chặn các phương tiện vận chuyển đất.
Việc đổ đất lấn chiếm lòng sông Hồng đã diễn ra trong suốt 2 năm qua, người dân đã phản ánh nhiều lần lên chính quyền các cấp, tuy nhiên, vẫn không thấy bóng dáng của các lực lượng chức năng. Chỉ sau khi báo chí vào cuộc, Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo thì mới thấy bóng dáng của các lực lượng chức năng ra quân.
Câu hỏi được dư luận đặt ra là, các lực lượng này ở đâu và làm gì trong 2 năm qua mà không xử lý các vi phạm này.
Tuy rằng đến nay chính quyền phường mới có thông báo về việc tổ chức ra quân để giải tỏa, muộn nhưng cần phải làm triệt để. Có như vậy mới lấy lại được lòng tin của người dân nơi đây.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.