Bức xúc vì nhiều năm nay phải sống trong cảnh ô nhiễm bởi cơ sở chế biến bột lông vũ gây ra, người dân 2 xã Thất Hùng và Thái Sơn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) gửi kiến nghị đến nhiều cơ quan chức năng.
Người dân bị “ám ảnh” bởi mùi xú uế
Theo người dân, cơ sở chế biến bột lông vũ, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu gom, xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp, tái chế, tái sử dụng chất thải sau giết mổ, sản xuất bột cá, bột thịt, bột xương, bột huyết nằm trên địa bàn thôn Hán Xuyên, xã Thất Hùng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bà con nơi đây.
Theo người dân thôn Hán Xuyên, tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Họ ăn không ngon, ngủ không yên, kể cả khi đi làm đồng hay đi ngủ cũng đều phải bịt khẩu trang để chống chọi với mùi xú uế bốc ra từ cơ sở này.
Không chỉ tại xã Thất Hùng, bà P. T. T (trú tại xã Thái Sơn) bức xúc nói : “Hàng ngày chúng tôi phải chịu sự tra tấn bởi mùi hôi nồng nặc bốc lên từ cơ sở chế biến bột lông vũ. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương và trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân nhưng tình trạng ô nhiễm này vẫn không thuyên giảm”.
Có mặt tại khu vực nhà máy chế biến bột lông vũ nằm trên địa bàn thôn Hán Xuyên (vào trưa ngày đầu tháng 7), giữa cái nắng lên đến gần 40 độ C, theo ghi nhận của phóng viên, đúng như những gì mà người dân phản ánh, một cảm giác tức ngực, khó thở, buồn nôn khi đến gần cơ sở này.
Đi men theo con đường bê tông bên ngoài dài khoảng 200 mét, sát dòng kênh nhỏ phục vụ tưới tiêu đồng ruộng của xã Thất Hùng (dọc theo phân xưởng của cơ sở chế biến bột lông vũ), chúng tôi dễ dàng cảm nhận được được hệ thống máy móc hoạt động nhộn nhịp bên trong cơ sở chế biến bột lông vũ.
Chỉ tay về phía Trường THCS Thất Hùng, cách cơ sở chế biến bột lông vũ này không xa, một người dân đi làm đồng ngang qua lắc đầu ngán ngẩm: “Thời gian này đúng dịp nghỉ hè nên các cháu không phải học ở trường đấy chú ạ! Con trai tôi cũng học tập tại đây, nhiều khi về nhà thấy cháu kêu ca là cả lớp con không thể chịu nổi cái mùi hôi gì đó khó chịu lắm, nhiều khi còn phải bịt khẩu trang ngồi học”.
Bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường
Được biết, cơ sở chế biến bột lông vũ, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm… nói trên có diện tích trên 8.000m2, do ông Nguyễn Quốc Biển làm chủ, được Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND huyện Kinh Môn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0086 04E.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Trọng Thuấn, Chủ tịch UBND xã Thất Hùng, cho biết, chúng tôi cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh trực tiếp từ phía người dân tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do cơ sở chế biến bột lông vũ nằm trên địa bàn xã gây ra.
“Sau đó, UBND xã đã báo cáo bằng miệng lên UBND huyện Kinh Môn, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành phát hiện kiểm tra tình trạng ô nhiễm tại cơ sở này nhưng kết quả kiểm tra do cơ quan chuyên môn nắm giữ, xã chưa nhận được thông tin cụ thể”, ông Thuấn nói.
Ông Nguyễn Văn Đảo, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn, cho biết: “Phòng cũng đã nắm được thông tin phản ánh về việc ô nhiễm tại cơ sở chế biến bột lông vũ như báo chí nói. Thời gian tới, Phòng sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tiến hành thanh tra, kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở này”.
“Cơ sở chế biến bột lông vũ này nằm trong danh sách 21 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Kinh Môn gây ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay. Ngày 13/2 vừa qua, Phòng cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hải Dương) đã ra quyết định xử phạt số tiền 7,5 triệu đồng đối với cơ sở này về hành vi thải bụi, khí thái vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 - < 1,5 lần với lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ, theo Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Nghị định 155/2016/NĐ- CP”, ông Đảo cho biết thêm.
Để đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân, đề nghị UBND huyện Kinh Môn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương sớm vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.