Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 8 năm 2020 | 7:55

Hải Hậu: Hỗ trợ hội viên cựu chiến binh phát triển kinh tế

Những năm qua, các cấp Hội CCB trong huyện đã tích cực vận động hội viên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, làm giàu chính đáng.

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện có gần 19 nghìn hội viên, sinh hoạt tại 40 hội cơ sở thuộc các xã, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp. Những năm qua, các cấp Hội CCB trong huyện đã tích cực vận động hội viên nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, làm giàu chính đáng.
 
Theo đồng chí Nguyễn Kiên Cường, Chủ tịch Hội CCB huyện Hải Hậu cho biết: “Thực hiện phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, Hội CCB huyện khuyến khích và tích cực hỗ trợ hội viên phát huy nội lực, khai thác những tiềm năng thế mạnh của địa phương, đồng thời tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, Hội CCB huyện chỉ đạo các Hội CCB cơ sở khảo sát tình hình kinh tế của từng gia đình hội viên, từ đó chủ động xây dựng các kế hoạch vận động hội viên phát triển kinh tế, giao chỉ tiêu giảm nghèo để các cấp Hội triển khai thực hiện và coi đây là tiêu chí để bình xét thi đua”.
 

 Mô hình trồng đinh lăng kết hợp cây ăn quả của gia đình ông Nguyễn Văn Đông, xóm Mỹ Thọ 2, xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

 

Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện triển khai chương trình vay vốn tạo điều kiện cho hội viên xây dựng các mô hình phát triển kinh tế sản xuất, nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống cho hơn 7.000 lượt hội viên, nhận ủy thác cho hội viên vay 59,1 tỷ đồng.
 
Tính đến nay, toàn huyện có 34 trang trại, 188 gia trại do cựu chiến binh làm chủ. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của hội viên CCB đã được nhân rộng để hội viên học tập, làm theo. Điển hình như CCB Trần Ngọc Quân ở thị trấn Thịnh Long đã nắm bắt thời cơ để phát triển kinh tế từ sản xuất sợi PE.
 
Theo ông Quân, qua tìm hiểu thị trường, ông nhận thấy đây là hướng phát triển có nhiều khả quan, cùng với nhu cầu việc làm tại chỗ của các hộ gia đình ở địa phương rất lớn. Vì vậy năm 2000, ông đã quyết định dốc hết sức cùng gia đình mở rộng việc sản xuất, kinh doanh, vay vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất sợi PE để chủ động trong sản xuất.
 
Với ý chí quyết tâm không nản lòng, ông động viên gia đình và người lao động cùng vượt khó, vươn lên và bước đầu đã được bạn hàng tín nhiệm. Công việc dần dần ổn định, đơn đặt hàng ngày càng nhiều nên gia đình phải mở rộng nhà xưởng kinh doanh mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Năm 2005, ông đã thành lập doanh nghiệp lấy tên “Doanh nghiệp tư nhân Tân Hưng Long” do ông làm chủ doanh nghiệp, ngành nghề chính là sản xuất kéo sợi PE, dệt lưới cước đánh cá, phục vụ cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.
 
Chia sẻ về những ngày đầu thành lập, CCB Trần Ngọc Quân cho biết: “Thời gian đầu thành lập, doanh nghiệp của tôi gặp rất nhiều khó khăn như: kỹ thuật sản xuất, dạy nghề cho công nhân, nguồn vốn kinh doanh, thị trường tiêu thụ eo hẹp và nhất là cạnh tranh về giá cả và mặt hàng...”. Nhưng, được sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền, địa phương cùng với bản chất của người lính “Bộ đội cụ Hồ” cần cù sáng tạo, không lùi bước trước khó khăn. Kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của bản thân và sẵn có một làng nghề truyền thống nên chỉ trong một thời gian ngắn doanh nghiệp của ông đã có chỗ đứng trên thị trường và dần dần đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất ra đã tạo được uy tín trong và ngoài khu vực, hiện nay mặt hàng của doanh nghiệp đã có mặt ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam để phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
 

 Mô hình VAC của CCB Phạm Văn Hùng, xóm 18, xã Hải Ninh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. 

 

Hiện, doanh nghiệp đã có 2 dây chuyền sản xuất sợi PE, nguyên liệu hạt nhựa PE được lấy từ các nước Trung Đông như: Iran, Ảrậpxêút, Quarta và các nước Đông Á, Đông Nam Á như Australia, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia... với tổng số 168 lao động (trong đó lao động trực tiếp là 18 lao động, lao động gián tiếp là 150 lao động) cho thu nhập thường xuyên từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.
 
Còn đối với CCB Phạm Văn Hùng, xóm 18, xã Hải Ninh lại chọn hướng làm giàu từ mô hình VAC. Theo đó, ông nhận thầu diện tích canh tác rộng hơn 1ha để đào ao nuôi cá truyền thống như cá trắm đen, cá trôi… bình quân thu hoạch 8 tạ cá/năm. Ông còn xây 10 bể xi măng để nuôi 2 vạn con ếch Thái Lan. Cứ 3 tháng, ông  thu hoạch 1 lần. Để đảm bảo nguồn giống, ông chọn mua giống tại cơ sở tỉnh Ninh Bình.  Khi ếch được 0,25 gram/con thì mới xuất bán. Ông Hùng chia sẻ, với giá thị trường 46 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu được hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi ếch, cá truyền thống, ong còn nuôi hơn 1.000 con vịt thịt, cứ 3 tháng lại xuất một lứa, thu về hơn 100 triệu đồng/năm.
 
Với hiệu quả phát triển kinh tế, cán bộ, hội viên CCB trong huyện đã tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM. Trong đó, cán bộ, hội viên đã vận động gia đình hiến 11.200m2 đất, 5.800 ngày công lao động, 8,3 tỷ đồng tiền mặt và nhiều vật liệu khác để làm đường giao thông, xây dựng các công trình văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em, vệ sinh môi trường,... góp phần tích cực đưa Hải Hậu trở thành 1 trong 5 huyện NTM đầu tiên của cả nước.
 
Trong cuộc vận động xây dựng NTM bền vững và phát triển, Hội CCB đảm nhiệm tiêu chí số 7 về “Nhà ở và khuôn viên gia đình”, với phong trào “xóm, tổ dân phố CCB NTM bền vững và phát triển”. Song song với việc phát triển kinh tế, công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ cũng luôn được Hội đẩy mạnh, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống, ý chí chiến đấu và tư tưởng cách mạng của “Bộ đội cụ Hồ”, từ đó nâng cao đạo đức và phẩm chất chính trị cho đoàn viên thanh niên. Các hoạt động tình nghĩa cũng được chú trọng thực hiện. Các cấp hội đã hỗ trợ xây mới 6 nhà, hỗ trợ sản xuất cho 45 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi, tặng quà hội viên ốm đau, từ trần; phối hợp xây dựng và sửa chữa nhà ở cho cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn tổng trị giá 473 triệu đồng.
 
Thời gian tới, bên cạnh việc duy trì và phát huy những kết quả đạt được, Hội CCB huyện Hải Hậu sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp hội; vận động hội viên tham gia góp phần tích cực thực hiện chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương, phấn đấu đạt các chỉ tiêu: 98% hội viên gương mẫu, gia đình hội viên văn hóa; 100% chi hội đạt trong sạch vững mạnh; giảm tỷ lệ hộ CCB nghèo xuống dưới 2%; nâng cao chất lượng xây dựng Hội trong sạch vững mạnh; triển khai nhiều phương pháp mới nhằm động viên cựu chiến binh tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở để Hội thực sự là nòng cốt của sự đoàn kết tập thể cựu chiến binh, xứng đáng là đoàn thể chính trị xã hội, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, của chính quyền và địa phương góp phần vào mục tiêu chung xây dựng Hải Hậu ngày càng phát triển.
 
 
 
Nam Định
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top