Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Hàng chục hộ dân sống giáp ranh công trường đang thi công dự án Khách sạn 5 sao Pullman do Công ty TNHH Nhật Hạ làm chủ đầu tư đang “khóc dở mếu dở” vì phải đón Tết trong những căn nhà nứt toác có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh tình trạng nhiều căn nhà trên tuyến phố Trần Bình Trọng (phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) bị nứt từ trần nhà, tường, sân đến công trình phụ do ảnh hưởng thi công công trình khách sạn 5 sao khiến dân vô cùng bức xúc.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới Kỷ Hợi 2019 nhưng không khí Tết ở khu phố này dường như vẫn chưa thấy đâu. “Tết năm nay nhà ngập úng đổ đến nơi rồi ăn Tết cái gì”, một người dân hoang mang nói.
Tìm đến những căn nhà có hiện tượng nứt toác, PV ghi nhận thêm nhiều hình ảnh tương tự. Từ trần nhà bong vữa, bờ tường xé toạc, nền nhà vỡ gạch đến công trình phụ không còn dùng từ “khép kín” được nữa.
“Ngày tư ngày Tết đến nơi rồi, tổ tiên ông bà cần được thắp nén hương thì cuộc sống của người dân đảo điên như thế này, người thì bỏ nhà đi không sợ sập, người thì phải chắp vá tạm thời….chứ sống trong cái cảnh nơm nớp như này thì sống sao”, ông T., chủ một ngôi nhà đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Dự án khách sạn 5 sao, cho biết.
Còn bà V. vừa mở cổng vừa nói với PV: “Đấy, năm nay không có Tết đâu, dân yêu cầu gặp Nhật Hạ để cam kết vào giấy tờ nhưng hôm nọ ra phường họp với tổ dân phố và Chủ tịch phường yêu cầu giải quyết nhưng vẫn chưa đi đến đâu cả”.
Bên cạnh nỗi bức xúc, hoang mang và lo lắng, nhiều người dân nơi đây cũng bày tỏ chung một quan điểm: “Đây là hiện trạng chung của hàng chục hộ dân ở đây chứ không của riêng ai. Nguyện vọng bây giờ làm sao mà những ngày này để cho dân được an toàn ăn Tết chứ không may nó đổ sập xuống thì cũng chết”.
Ông K. hàng xóm của ông T. buồn rầu chia sẻ với PV: “Giờ nhiều nhà chúng tôi phải đón Xuân, đón Tết với cột chống trong nhà, có những nhà phải có đến 5-6 cột mà có khi sập lúc nào không biết chứ không phải chuyện bình thường nữa”.
Ông K. cũng cho hay, mới ngày hôm trước, chính quyền sở tại đã xuống thực tế các hộ dân tại đây và cũng đang cho tìm phương án giải quyết. “Thôi thì cứ chờ qua Tết xem họ giải quyết như thế nào”, ông K. nói.
Việc thi công một dự án lớn, trọng điểm của thành phố góp phần chỉnh trang đô thị là điều thiết yếu. Thế nhưng, việc làm thiết yếu ấy mà lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thì thực sự rất cần được xem xét lại.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.