Ngày thứ 3 kể từ khi nhận được văn bản đề nghị xếp hạng Di tích đối với Dự án Khu văn hóa truyền thống, nghệ thuật, tượng đài và đền thờ Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn của doanh nghiệp, thành phố Hải Phòng ra văn bản hoả tốc về việc này.
Văn bản hoả tốc của thành phố Hải Phòng nêu rõ: “Giao sở Văn hoá và Thể thao chủ trì cùng các ngành, địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra, đề xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định”.
Được biết, Dự án Khu văn hóa truyền thống, nghệ thuật, tượng đài và đền thờ Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn tại Tràng Kênh – Bạch Đằng, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng do Công ty TNHH Du lịch Đức Khánh làm chủ đầu tư.
Dự án này giai đoạn 1 có nhiều diện tích đất do Nhà nước quản lý. Gần đây, thành phố Hải Phòng lại có chủ trương giao thêm 82,63ha đất (trong đó, đất rừng phòng hộ 7,45ha, đất giao thông 0,68ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 4,34ha, đất bằng chưa sử dụng 7,05ha, đất sông 22,08ha, đất núi đá không có cây 29,89ha, đất nuôi trồng thủy sản 11,14ha) cho doanh nghiệp thực hiện giai đoạn 2 của dự án.
Việc khái toán đền bù, hỗ trợ việc mở rộng này bị nhầm đến gần 280 tỷ đồng, thậm chí trái chỉ đạo của Thủ tướng.
Điều đáng quan tâm nữa, sau khi dự án này đi vào khai thác, người ta không thấy doanh nghiệp này treo biển tên Dự án Khu văn hóa truyền thống, nghệ thuật, tượng đài và đền thờ Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Quốc Tuấn được phê duyệt nữa mà treo biển tên Di tích Bạch Đằng Giang.
Hàng năm tại đây diễn ra thông lệ phát ấn, lãnh đạo cao nhất của thành phố Hải Phòng cũng trực tiếp tham gia việc phát ấn cho cán bộ, người dân thành phố này.
Từ những vấn đề trên, nhiều người đặt câu hỏi về sự tạo điều kiện của thành phố Hải Phòng cho doanh nghiệp và rằng đã là Di tích lịch sử thì phải do Nhà nước quản lý.
Chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược là trang sử hào hùng của dân tộc, vang dội thế giới, do đó, thành phố Hải Phòng và cơ quan liên quan cần thận trọng đánh giá, đề nghị công nhận cho chính xác về lịch sử.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.