Hải Phòng: Kiên định tháo dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kiên định tháo dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà nhằm đảm bảo đúng quy định, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Ngày 4/9, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì kiểm tra các trường hợp vi phạm về xây dựng tại Vườn Quốc gia Cát Bà.
Theo đó, một số công trình xây dựng do các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với Vườn Quốc gia Cát Bà xây dựng từ nhiều năm qua không được cấp phép xây dựng, sai quy định.
Sau khi kiểm tra thực tế tại bãi Cát Dứa, Tháp Nghiêng, Nam Cát, Vạn Bội, Khu du lịch Hới Lake nằm trong trung tâm Vườn Quốc gia Cát Bà… và nghe ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp và lãnh đạo sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng khẳng định, các đảo và khu vực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà chỉ để phục vụ khách tham quan, tắm biển, không được phép xây dựng các công trình phục vụ khách lưu trú. Các công trình đã xây dựng vi phạm cần phải được tháo dỡ, trả lại cảnh quan môi trường.
Công trình xây dựng của Công ty Du lịch Thủy sản thương mại Thùy Trang trên Bãi Nam Cát 2 thuộc đảo Nam Cát nằm trong Vịnh Lan Hạ được xây dựng từ năm 2013 – 2014 với tổng diện tích sử dụng khoảng 1.500m2.
“Lãnh đạo thành phố chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong việc thực hiện tháo dỡ các công trình vi phạm, mong các doanh nghiệp đồng hành với thành phố. Việc tháo dỡ các công trình xây dựng liên quan đến hợp đồng liên doanh, liên kết giữa Vườn Quốc gia Cát Bà với các doanh nghiệp là thực hiện theo quy định của pháp luật. Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quan điểm của thành phố kiên định tháo dỡ các công trình vi phạm nhằm đảm bảo đúng quy định, bảo vệ cảnh quan môi trường”, ông Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.
Đồng thời ông Nguyễn Văn Tùng giao cho Sở NN&PTNT, Sở Xây dựng kiểm tra đối chiếu các quy định của Luật Xây dựng, Luật Lâm nghiệp triển khai các công việc theo đúng trình tự pháp luật. Đối với thiệt hại của doanh nghiệp được giải quyết bồi thường theo quy định.
Công trình xây dựng của Công ty cổ phần thương mại Tùng Long thuộc Hòn Ba Cát Bằng được xây dựng vào năm 2012 với tổng diện tích sử dụng là hơn 2.000m2.
Huyện Cát Hải chỉ đạo các các phòng chuyên môn, Công an rà soát, thực hiện đúng các quy trình, thủ tục cấp giấy phép đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, PCCC doanh nghiệp khi tổ chức lưu trú. Rà soát việc cấp điện, nước, các tour, tuyến du lịch tại khu vực các đảo. Trường hợp các doanh nghiệp không hợp tác tháo dỡ, giao huyện Cát Hải thực hiện cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, Kinh tế nông thôn đã đưa tin về những sai phạm nghiêm trọng tại Vườn Quốc gia Cát Bà xảy ra từ năm 2009 đến nay. Một số cán bộ, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Phòng, lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà đã để 3 công ty: Công ty Du lịch thủy sản thương mại Thùy Trang, Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa, Công ty cổ phần Thương mại Tùng Long sử dụng khoảng 14.000m2 đất rừng và 150ha mặt nước biển để xây dựng và kinh doanh khi chưa có “Đề án phát triển du lịch sinh thái” được UBND TP. Hải Phòng phê duyệt.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.