Sau gần 2 tháng khánh thành và đưa vào sử dụng, với 3 lần sửa chữa, tối qua (6/7), cầu vượt Nguyễn Văn Linh nút giao thông Ngã 3 Cầu Rào 2 tiếp tục phải sửa chữa, nâng số lần sửa chữa lên 4 lần.
Cầu vượt Nguyễn Văn Linh nút giao thông Ngã 3 Cầu Rào 2 (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) nằm trong Dự án xây dựng trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã ba đường Chợ Con. Đây là một trong những dự án trọng điểm của TP. Hải Phòng năm 2018.
Dự án có tổng mức đầu tư là 1.405 tỷ đồng. Riêng chi phí xây dựng công trình cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh và đoạn tuyến kết nối với đường chợ Hàng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh là 360 tỷ đồng.
Ngày 14/5/2018, cầu vượt Nguyễn Văn Linh chính thức được khởi công xây dựng. Đến ngày 12/3/2019, các loại xe ôtô được phép lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Văn Linh; ngày 9/5/2019, UBND TP. Hải Phòng chính thức khánh thành cầu và đưa vào sử dụng.
Việc đưa cầu vượt Nguyễn Văn Linh vào sử dụng góp phần hoàn thiện trục giao thông kết nối khu vực trung tâm TP. Hải Phòng với Quốc lộ 5, đường Phạm Văn Đồng và khu vực phía Nam thành phố. Đồng thời, giải thoát được tình trạng ùn tắc giao thông khi hàng ngày có hàng nghìn lượt xe tải, container lưu thông.
Tuy nhiên, từ khi cầu vượt Nguyễn Văn Linh lưu thông xe và khánh thành đưa vào sử dụng được gần 2 tháng, xuất hiện “ổ gà” và liên tục phải sửa chữa, khiến mặt cầu phải vá chằng vá đụp. Mỗi điểm vá có diện tích từ vài m2 đến chục m2.
Gần đây nhất, theo ghi nhận của PV, khoảng 23h30 ngày 6/7, một nhóm công nhân khoảng 20 người lại tiếp tục sửa, vá trên mặt cầu.
Việc sửa cầu không những khiến tình trạng giao thông ùn ứ mà còn khiến cho người tham gia giao thông nghi ngại về chất lượng và việc quản lý giám sát trong quá trình thi công.
Được biết, cầu vượt Nguyễn Văn Linh được thi công bởi liên doanh các nhà thầu gồm: Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng HJC, Công ty CP - Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng Thăng Long, Công ty CP Xây dựng công trình Công nghệ cao Thăng Long (Liên danh HJC - Meco - CNC).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.