Mía được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng sản xuất tập trung của Hàm Yên (Tuyên Quang). Để nâng cao năng suất mía, huyện đã xây dựng thành công mô hình 100 tấn mía/ha.
Niên vụ 2017-2018, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên xây dựng mô hình chăm sóc mía lưu gốc sớm, quy mô 16ha với 14 hộ tại các xã Bạch Xa, Minh Khương, Yên Phú, Nhân Mục, Thái Sơn, Thái Hòa, Đức Ninh, Bình Xa, Minh Hương tham gia. Đây là các điểm để người trồng mía tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất mía nguyên liệu.
Sau khi được hướng dẫn chăm sóc mía theo đúng quy trình kỹ thuật, năng suất mía bình quân của mô hình đạt 117 tấn/ha, nông dân thu lãi trên 33 triệu đồng/ha.
Từ kết quả trên, để nâng cao năng suất, sản lượng mía, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp cùng Công ty CP Mía đường Sơn Dương tiếp tục vận động bà con áp dụng thâm canh, chăm sóc mía theo đúng quy trình kỹ thuật. Niên vụ 2018 - 2019, toàn huyện có 13 xã đăng ký thực hiện mô hình với quy mô 146,5ha mía, 423 hộ tham gia.
Ông Vũ Bình Luận, Trưởng trạm Khuyến nông huyện, cho biết, giống mía được sử dụng trong mô hình là ROC10 và ROC22. Các hộ tham gia được vay trả chậm vật tư, phân bón đến cuối vụ thu hoạch, được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Đầu năm 2017, được Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên chọn là 1 trong 3 hộ của xã thực hiện mô hình thâm canh chăm sóc sớm mía lưu gốc, năng suất mía của gia đình ông Bàn Văn Quý (thôn Ngòi Họp, xã Minh Khương) đạt 125 tấn/ha, tăng 60 tạ/ha so với chăm sóc truyền thống. Ông nhận thấy, khi áp dụng kỹ thuật chăm sóc mía lưu gốc sớm, chiều cao của cây cao hơn từ 0,2 - 0,4 m/cây, cây to hơn. Theo ông Quý, mía được Công ty CP Mía đường Sơn Dương thu mua ổn định với giá 900 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 80 triệu đồng/năm.
Theo quy hoạch vùng mía nguyên liệu, năm 2018, Hàm Yên trồng và chăm sóc 744,1 ha mía. Nhằm tiếp tục mở rộng mô hình trồng mía năng suất cao, những năm tới, huyện sẽ tuyên truyền, vận động người trồng mía áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết hợp tác hướng đến phát triển vùng mía nguyên liệu bền vững, thực sự mang lại lợi ích cho người dân.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.